Lupus ban đỏ là tình trạng các cơ quan trong cơ thể bị tổn thương do hệ miễn dịch bị rối loạn tấn công chính các tế bào trong cơ thể gây tổn thương và rối loạn chức năng. Lupus là một bệnh tự miễn với những tổn thương ở da, khớp, thận, tim, phổi, hệ thần kinh,… khó chữa trị và đe dọa tính mạng người mắc bệnh.
Bên cạnh quá trình điều trị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ thì một chế độ ăn cho bệnh nhân lupus ban đỏ vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa phù hợp với thể trạng bệnh là rất quan trọng. Dưới đây là một số gợi ý về chế độ ăn cho bệnh nhân lupus ban đỏ bạn có thể tham khảo để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lupus của bệnh nhân.
Rau xanh và trái cây là hai nhóm thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn cho bệnh nhân lupus ban đỏ. Người bệnh cần tăng cường bổ sung các loại rau quả tươi chứa nhiều vitamin (nhất là vitamin B6, C, D), khoáng chất (kẽm, canxi, sắt,…),chất xơ... do chúng có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh lupus ban đỏ.
Các dưỡng chất này có trong bông cải xanh, bắp cải, rau cải xanh, ớt xanh, dâu tây, cam, chuối,…
Chế độ ăn cho bệnh nhân lupus ban đỏ cần lưu ý những gì? (Ảnh: Internet)
Kali rất cần thiết và quan trọng đối với bệnh nhân lupus, chính vì vậy nên thường xuyên bổ sung những thực phẩm giàu kali vào chế độ ăn cho bệnh nhân lupus ban đỏ. Lời khuyên của chuyên gia là người bệnh nên cố gắng bổ sung khoảng 4700mg kali/ngày để hỗ trợ điều trị bệnh.
Các thực phẩm chứa nhiều kali là khoai tây, cà chua, ngũ cốc nguyên hạt, bí đỏ, măng tây, cam, chuối, mận, nho khô,…
Nên bổ sung những thực phẩm giàu kali vào chế độ ăn cho bệnh nhân lupus ban đỏ (Ảnh: Internet)
Không phải vô cớ thực phẩm giàu canxi và vitamin D chiếm một vị trí trong list thực phẩm chế độ ăn cho bệnh nhân lupus ban đỏ. Canxi và vitamin D rất cần thiết cho bệnh nhân lupus do có tác dụng ngăn chặn bệnh phát triển và giảm triệu chứng bệnh.
Ảnh: Internet
Bên cạnh đó, bệnh nhân lupus ban đỏ thường phải sử dụng một số loại thuốc điều trị có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương nên rất cần bổ sung thức ăn giàu canxi và vitamin D có tác dụng phòng ngừa loãng xương.
Những thực phẩm giàu canxi và vitamin D nên ăn là sữa, sữa chua, pho mát, bông cải xanh, đậu nành,…
Lúa mì và ngũ cốc nguyên hạt là hai thực phẩm xứng đáng góp mặt trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân lupus. Chúng có hàm lượng chất xơ dồi dào giúp tăng cường hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và đóng vai trò quan trọng giúp làm giảm nguy cơ biến chứng tim mạch ở người bệnh lupus ban đỏ.
Ảnh: Internet
Những thực phẩm giàu protein, ít béo người bệnh lupus có thể ăn là các loại thịt (thịt gà), cá (cá hồi, cá ngừ), các loại đậu có chứa nhiều protein và ít béo vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
Những thực phẩm giàu protein, ít béo người bệnh lupus rất tốt cho người bệnh lupus ban đỏ. (Ảnh: Internet)
Một lưu ý quan trọng không kém là bệnh nhân lupus ban đỏ nên bổ sung đủ nước cho cơ thể để giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, đào thải chất cạn bã. Bạn cần uống ít nhất 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
Cần uống ít nhất 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. (Ảnh: Internet)
Thói quen ăn quá nhiều đồ chiên rán, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh,… có thể làm tăng nguy cơ biến chứng bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường ở bệnh nhân lupus ban đỏ. Chính vì vậy cần loại bỏ thực phẩm chứa nhiều chất béo ra khỏi chế độ ăn cho bệnh nhân lupus ban đỏ.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ cần được loại ra khỏi chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân lupus (Ảnh: Internet)
Ăn mặn làm gia tăng nguy cơ tăng huyết áp và bệnh tim mạch - những biến chứng thường gặp ở người bệnh lupus ban đỏ. Do đó cần cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn cho bệnh nhân lupus ban đỏ để tránh nguy cơ gây biến chứng.
Nên giảm lượng muối trong chế độ ăn cho bệnh nhân lupus ban đỏ. (Ảnh: Internet)
2.3. Đồ uống chứa cafein
Các loại đồ uống chứa cafein như cà phê, trà, đồ uống có gas, nước tăng lực… không tốt cho người bệnh lupus ban đỏ và cần hạn chế tiêu thụ. Lý do là bởi các thức uống này có thể làm giảm hấp thụ sắt trong cơ thể, do đó làm tăng nguy cơ biến chứng bệnh thiếu máu ở bệnh nhân lupus ban đỏ.
Rượu bia là tác nhân khiến cho tình trạng bệnh lupus trở nên nghiêm trọng hơn, nó có thể gây biến chứng chảy máu hoặc loét dạ dày vốn dễ xảy ra ở người bệnh lupus ban đỏ. Chính vì vậy mà rượu, bia cũng cần được loại ra khỏi chế độ ăn cho bệnh nhân lupus ban đỏ.