Chế biến rau củ đúng cách để hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng

Chế biến rau củ đúng cách để hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng
Tùy vào tính chất cấu trúc của rau củ mà biện pháp sử dụng để đạt tối đa chất dinh dưỡng. Có những loại rau có thể ăn trực tiếp và có những loại cần được chế biến. Bài viết này hướng dẫn cách chế biến rau củ đúng cách để tối đa chất dinh dưỡng.

Hẳn bạn sẽ tự hỏi rau quả được ăn sống hay nấu chín thì có giá trị dinh dưỡng cao hơn? Câu trả lời là rau quả nên ăn tươi vì quá trình chế biến sẽ làm giảm hàm lượng các vitamin và tiêu diệt các enzyme có lợi. 

Tuy nhiên một nhóm khác lại cần chế biến như xào, hầm, nướng, luộc… nhằm phá hủy vách tế bào thực vật, giúp các chất dinh dưỡng trong rau quả được hấp thu dễ dàng. Vì vậy cách sử dụng đạt tối đa dinh dưỡng khi người sử dụng đúng phương pháp.

1. Những loại rau củ cần được nấu chín

1.1. Măng tây

Măng tây được xem là siêu thực phẩm dành cho các bà mẹ mang thai và trẻ nhỏ vì có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, vỏ bảo vệ của măng tây khá dày nên cơ thể chúng ta rất khó hấp thu được folat, vitamin A, C và E có trong nó. Bằng cách xử lý nhiệt, các tế bào sợ của măng tây sẽ bị phá vỡ, giúp quá trình hấp thụ vitamin vào cơ thể trở nên dễ dàng hơn. Các chất trong măng tây rất tốt cho tim mạch, tiêu hoá, xương khớp và phòng chống oxy hóa, ung thư.

Ảnh 2.

Ảnh: Thanhnien

1.2.  Rau chân vịt

Rau chân vịt được xếp vào loại thực phẩm giàu dinh dưỡng chứa nhiều folat – một vitamin nhóm B và khoáng chất khác cần thiết cho sự phát triển của tế bào và hệ sinh sản.

Công dụng tuyệt vời trong y học như bảo vệ tim mạch, tốt cho mắt, giúp xương chắc khỏe, hệ thần kinh. Việc nấu chín rau chân vịt không làm tăng hàm lượng folat nhưng giúp giữ ổn định hàm lượng folat. Khi hầm rau chân vịt co lại nên bạn có thể ăn được nhiều hơn, nạp nhiều dưỡng chất hơn.

1.3. Cà rốt

Trong cà rốt có chứa hợp chất có tên là beta-caroten khi đi vào cơ thể sẽ biến đổi thành vitamin A có lợi cho mắt, làm đẹp da và hệ xương. Do đó, chế biến rau củ như cà rốt, cần lưu ý  nấu chín để cơ thể có thể hấp thụ nhiều beta-caroten.

1.4. Bí ngô

Dĩ nhiên chúng ta không ai ăn bí ngô sống nhưng việc nấu chín thực sự khiến bí ngô giàu dinh dưỡng hơn. Tương tự như cà rốt bí ngô chứa rất nhiều beta-caroten nên dễ hấp thu hơn khi được chế biến thông qua nhiệt.

1.5. Cà chua

Cà chua sống có lớp thành tế bào khá dày và điều này ngăn cản cơ thể hấp thu lycopen. Theo nghiên cứu tiêu thụ cà chua sống chỉ mang lại cho bạn khoảng 4% lycopen trong khi nấu chín có thể tăng sự hấp thu lycopen tối đa.

Chất lycopene có khả năng chống oxy hoá đặc biệt, có thể tiêu trừ các phân tử tự do, bảo vệ tế bào rất tốt cho sức khoẻ con người.

Ảnh 4.

Ảnh: thanhnien

2. Những lưu ý quan trọng khi chế biến rau củ

Để hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng có trong rau củ, cách chế biến rau củ tốt nhất là phương pháp hấp hoặc luộc nhưng không để quá nhiều nước. Lưu ý, nên để nguyên, không cắt thái nhỏ khi nầu, bởi nó sẽ giúp giữ được mùi vị tươi ngon của rau củ, đồng thời tăng hàm lượng dinh dưỡng lên đến 25%.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một chút dầu olive, dầu mè, dầu bơ .., khi nấu để thúc đẩy quá trình cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

Trên đây là một số lưu ý về chế biến rau củ quả. Hi vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe gia đình. 


Tác giả: Huyền Trang