Chạy thận nhân tạo là gì? Chạy thận nhân tạo mang lại những đặc điểm ưu việt nổi trội gì cho bệnh nhân suy thận? Hãy cùng tìm hiểu thông qua các thông tin được cung cấp dưới đây:
Chạy thận nhân tạo là một phương pháp điều trị suy thận bằng cách lọc máu ngoài cơ thể. Khi áp dụng phương pháp này cho bệnh nhân sẽ tạo một vòng tuần hoàn máu bên ngoài cơ thể. Máu của người bệnh sẽ được xử lý bởi bộ lọc của máy chạy thận. Qua đó, máu được dẫn ra, lọc sạch các chất cặn và nước thừa rồi trả về cơ thể.
Tính ưu việt của chạy thận nhân tạo như thế nào? Chạy thận nhân tạo là phương pháp điều trị tiên tiến nhất dành cho bệnh nhân suy thận. Việc chạy thận nhân tạo có thể giúp bệnh nhân suy thận mãn tính giai đoạn 5 kéo dài cuộc sống.
Chạy thận nhân tạo được áp dụng dựa trên những cơ chế sau đây:
- Chạy thận nhân tạo được áp dụng dựa trên cơ chế siêu lọc:
Áp lực của việc bơm máu sẽ cao hơn áp lực của việc bơm dịch. Kéo theo áp lực thủy tĩnh tại khoang máu cao hơn áp lực tại khoang dịch. Vì vậy mà nước từ khoang máu sẽ di chuyển sang khoang chứa dịch. Đồng thời kéo theo các chất hòa tan.
- Dựa trên cơ chế khuếch tán riêng phần:
Với nguyên nhân đến từ sự chênh lệch về nồng độ. Các chất có tính hòa tan gồm creatinin và urê; Các chất có trọng lượng phân tử nhỏ có nồng độ cao trong máu sẽ khuếch tán sang khoang dịch lọc.
- Dựa trên cơ chế dòng đối lưu:
Cơ chế này biểu hiện qua việc quá trình khuếch tán bị giảm hiệu lực. Đó là khi chất tan ở hai khoang máu và dịch lọc cân bằng với nhau.
Phương pháp chạy thận nhân tạo ra đời nhằm hạn chế quá trình trên. Ở phương pháp này, máu và dịch lọc sẽ được cho chạy ngược chiều nhau. Điều này sẽ tạo nên hiệu quả giúp giảm sự cân bằng nồng độ đồng thời nâng cao hiệu quả lọc máu.
Phương pháp chạy thận được chỉ định cho bệnh nhân suy thận mãn tính giai đoạn cuối. Đây là giai đoạn thứ 5. Ở giai đoạn 5 của bệnh, mức lọc cầu thận của bệnh nhân là <15 ml/ph/1.73 m2. Đây là một mức vô cùng thấp. Ở mức độ này, thận của bệnh nhân hầu như đã bị mất hoàn toàn chức năng.
Người suy thận giai đoạn 5 có các chất độc trong quá trình chuyển hóa đều tích tụ trong cơ thể. Vì vậy mà việc điều trị thay thế thận sẽ giúp bệnh nhân có thể duy trì sự sống của mình.
Đối với bệnh nhân bị đái tháo đường thì phương pháp điều trị này sẽ được chỉ định sớm hơn. Phương pháp chạy thận nhân tạo cũng được sử dụng để điều trị suy thận cấp. Hoặc giúp lọc máu đối với bệnh nhân bị ngộ độc, sử dụng thuốc quá liều.
Chạy thận nhân tạo sống được bao lâu?
Thực tế, khi thực hiện chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân bị suy thận mãn tính ở giai đoạn 5 thì đây là cách duy nhất giúp người bệnh kéo dài sự sống ngoài phương pháp thay thận.
Tùy thuộc vào khả năng, sức khỏe của người bệnh thì thời gian sống của người thực hiện chạy thận cũng khác nhau. Tuy nhiên, thời gian sống của các bệnh nhân này có thể được kéo dài đến hàng chục năm.
Đồng thời thể chất của bệnh nhân cũng được cải thiện dẫn đến chất lượng sống tốt lên rất nhiều.
Sau đây là điều bệnh nhân cần thực hiện trước khi chạy thận vài tuần đến vài tháng:
Bệnh nhân cần được làm phẫu thuật FAV. Đây là phẫu thuật nối thông động tĩnh mạch. Lý do của việc này là trong quá trình lọc máu.
- Lưu lượng máu đi qua hệ thống lọc phải đảm bảo không thấp dưới 300ml/phút.
- Để hút máu từ cầu nối thì áp lực cần thiết đạt được là -100 mmHg.
- Để trả máu về vòng tuần hoàn thì áp lực trả máu cần đạt mức +100 mmHg.
- Phẫu thuật FAV giúp tăng lưu lượng máu để đáp ứng được những yêu cầu này.
Các biến chứng thường gặp trong quá trình chạy thận nhân tạo bao gồm:
Biến chứng về việc hạ huyết áp:
Biến chứng này xảy đến với khoảng 20-30% số bệnh nhân. Biến chứng về việc hạ huyết áp xảy ra do nguyên nhân như sau:
- Tốc độ bơm máu về cơ thể quá cao;
- Quá trình siêu lọc diễn ra quá mức có thể chấp nhận;
- Dịch lọc có nhiệt độ quá cao;
- Bệnh nhân có sử dụng các loại thuốc trị huyết áp trước khi chạy thận nhân tạo;
- Bệnh nhân mắc phải các căn bệnh suy tim, rối loạn nhịp tim,...
Biến chứng về chuột rút:
Biến chứng này xảy ra do việc hạ huyết áp, do quá trình siêu lọc diễn ra quá mức. Một nguyên nhân khác là do dịch lọc có nồng độ natri thấp
Đây là biến chứng có thể xảy ra với 5 đến 20% bệnh nhân chạy thận nhân tạo
Xuất hiện hiện tượng nôn mửa:
Hiện tượng này xảy ra với 5 đến 15% bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Tình trạng nôn mửa xảy ra khi đây là biểu hiện của hội chứng bị mất cân bằng thẩm thấu. Biểu hiện nôn mửa này cũng thường có liên quan đến vấn đề hạ huyết áp.
- Người bệnh bị đau ngực và đau lưng:
Biến chứng này xảy ra tương đối thấp chỉ từ 2 đến 5% số bệnh nhân thực hiện chạy thận nhân tạo. Đây là hiện tượng xảy ra nếu bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim hoặc đối với việc lần đầu sử dụng bộ lọc.
- Bệnh nhân có hiện tượng ngứa ngoài da:
Hiện tượng này xảy đến với 5% số bệnh nhân điều trị bằng phương pháp này. Nguyên nhân là bởi bệnh nhân bị dị ứng với các chất bên trong dịch lọc.
- Báo ngay với nhân viên y tế, bác sĩ điều trị để có phương pháp can thiệp và xử lý kịp thời.
- Cần xây dựng chế độ ăn hợp lý và chặt chẽ. Những chất trong thức ăn cần hạn chế là muối và kali. Chất đạm chỉ nên được cung cấp với mức độ vừa phải. Không nên uống quá nhiều nước để tránh bị phù.
- Bệnh nhân chạy thận nhân tạo cần được theo dõi cân nặng từng ngày. Việc theo dõi cân nặng hỗ trợ cho quá trình chạy thận nhân tạo, giúp xác định được lượng dịch dư thừa. Lượng dịch này sẽ được lấy ra bằng máy chạy thận.
- Việc chạy thận nhân tạo sẽ được kéo dài suốt đời đối với bệnh nhân thận mãn tính giai đoạn 5. Phương pháp này cần được áp dụng 3 lần một tuần, mỗi lần kéo dài từ 3 đến 4 giờ. Bệnh nhân cần sắp xếp công việc và thời gian thích hợp để thực hiện chạy thận nhân tạo chu kỳ đầy đủ.