Chảy máu lưỡi: Nguyên nhân, cách điều trị và nhiều thông tin khác

Chảy máu lưỡi: Nguyên nhân, cách điều trị và nhiều thông tin khác
Chảy máu lưỡi đơn giản có thể do bạn vô tính cắn vào lưỡi, nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý.

Lưỡi của bạn có thể bị tổn thương do cắn, niềng răng, răng giả, thực phẩm sắc nhọn,... Đối với những trường hợp này không đáng lo ngại. Nhưng có những lý do khác cũng có thể khiến lưỡi của bạn bị chảy máu, tuy nhiên các trường hợp nghiêm trọng thường ít gặp.

Dưới đây là những nguyên nhân gây chảy máu lưỡi và cách điều trị

1. Nguyên nhân và cách điều trị tình trạng chảy máu lưỡi

- Tưa miệng hoặc nhiễm trùng nấm men khác

Nhiễm nấm, chẳng hạn như bệnh nấm candida hoặc bệnh tưa miệng, là tình trạng phổ biến.

Bệnh tưa miệng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh hoặc những người mắc bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và những người dùng thuốc kháng sinh.

Nhiễm trùng nấm và nấm men cũng như bệnh tưa miệng có thể gây kích ứng và viêm niêm mạc, làm tổn thương các mô bên dưới và có thể dẫn đến chảy máu lưỡi.

Các triệu chứng khác của bệnh tưa miệng và nhiễm trùng nấm men như:

+ Tổn thương màu trắng kem trên lưỡi, má trong và đôi khi trên vòm miệng, nướu và amidan

+ Tổn thương hơi nhô lên với hình dạng giống như phô mai

+ Đỏ, nóng rát hoặc đau nhức có thể nghiêm trọng đến mức gây khó khăn khi ăn hoặc nuốt

+ Nứt nẻ và đỏ ở khóe miệng

+ Cảm giác như bông trong miệng bạn

+ Mất vị giác

+ Đỏ, kích ứng và đau dưới răng giả (viêm miệng răng giả)

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh tưa miệng không nghiêm trọng. Tuy nhiên, trẻ em và người có hệ miễn dịch yếu cần được chú ý hơn.

Chảy máu lưỡi: Nguyên nhân, cách điều trị và nhiều thông tin khác - Ảnh 2.

Bệnh tưa miệng (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Sỏi tuyến nước bọt dưới lưỡi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Lưỡi vỏ sò là gì? Lưỡi vỏ sò cảnh báo gì về tình trạng sức khỏe của bạn

Chẩn đoán

Nhiễm nấm miệng thường được chẩn đoán bằng cách kiểm tra trực quan.

Cách điều trị

Kem chống nấm có thể được sử dụng để điều trị bệnh tưa miệng hoặc các tình trạng nhiễm trùng nấm men khác. Nếu nhiễm trùng lan rộng và nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống nấm đường uống.

- Mụn rộp miệng do herpes

Mụn rộp miệng là một bệnh nhiễm trùng do virus herpes simplex gây ra. Hầu hết các trường hợp mụn rộp miệng là do HSV-1.

Trong khi HSV-2 hoặc mụn rộp sinh dục lây truyền qua tiếp xúc da kề da thì HSV-1 đôi khi có thể lây truyền qua việc dùng chung khăn tắm, ly uống nước, nĩa, ...

Triệu chứng phổ biến nhất của herpes miệng là các mụn nước chứa đầy dịch, đau đớn, sau đó trở thành vết loét. Nhưng khi các mô bị nhiễm trùng bị viêm, chúng sẽ cực kỳ nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Những vết loét này dễ bị vỡ và có thể dễ bị chấn thương do bất kỳ hoạt động hàng ngày bình thường nào, dẫn đến chảy máu.

Chảy máu lưỡi: Nguyên nhân, cách điều trị và nhiều thông tin khác - Ảnh 3.

Mụn rộp miệng do herpes (Ảnh: Internet)

Chẩn đoán

Mụn rộp do herpes có thể chẩn đoán bằng cách kiểm tra trực quan, nhưng để chẩn đoán chính xác thì cần nuôi cấy virus.

Cách điều trị

Mụn rộp miệng do herpes không thể chữa khỏi hoàn toàn, trong thời gian nào đó virus sẽ kích hoạt và gây ra mụn. Nhưng thuốc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và có thể kéo dài thời gian bệnh không hoạt động.

Thuốc kháng vi-rút đường uống và kem bôi, như docosanol (Abreva), là phương pháp điều trị chính cho bệnh mụn rộp miệng.

- U máu lưỡi

U máu lưỡi là tổn thương mạch máu lành tính dẫn đến sự phát triển quá mức bất thường của các mạch máu ở lưỡi. Vì u máu lưỡi có xu hướng nằm rất gần bề mặt lưỡi và có thể lồi ra, chúng dễ bị tổn thương và kích ứng. Khi nhưng u này bị tác động và vỡ ra có thể dẫn đến chảy máu ồ ạt.

- Loét miệng

Loét miệng là những vết loét nhỏ, đau, đỏ, vàng hoặc trắng phát triển ở bất kỳ vị trí nào bên trong miệng, lưỡi của bạn có thể dễ bị chảy máu hơn. Các vết loét có xu hướng hình thành trên lưỡi, nướu, vòm miệng, má trong hoặc môi do những chấn thương nhỏ (như vô tình cắn vào má hoặc lưỡi), ăn nhiều thực phẩm có tính axit, thay đổi nội tiết tố (như trong kỳ kinh nguyệt) hoặc căng thẳng (ví dụ: thiếu ngủ).

Các vết loét miệng thường không chảy máu nhưng sự xuất hiện của chúng cho thấy mô trên lưỡi bị tổn thương. Và bất cứ điều gì có thể làm trầm trọng thêm vết loét hoặc làm chấn thương lại khu vực đó đều có thể dẫn đến chảy máu từ vết loét.

Chảy máu lưỡi: Nguyên nhân, cách điều trị và nhiều thông tin khác - Ảnh 4.

Loét miệng có thể gây loét cả lưỡi (Ảnh: Internet)

Cách điều trị

May mắn thay, loét miệng thường không phải là vấn đề lớn. Trong hầu hết các trường hợp, vết loét sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Để giảm các triệu chứng, bạn có thể dùng nước súc miệng và viên ngậm không kê đơn.

- Thiếu hụt chất dinh dưỡng

Thiếu sắt hoặc vitamin B12 có thể khiến lưỡi của bạn nhạy cảm hơn, dễ bị tổn thương và chảy máu

Một số dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu vitamin B12 bao gồm :

+ Cơ yếu

+ Cảm giác tê hoặc ngứa ran ở tay và chân

+ Khó khăn khi đi bộ

+ Buồn nôn

+ Giảm cảm giác thèm ăn

+ Giảm cân

+ Cáu kỉnh

+ Thiếu năng lượng hoặc dễ mệt mỏi

+ Tiêu chảy

+ Lưỡi mềm mại và mịn màng

+ Nhịp tim nhanh

Các dấu hiệu thiếu sắt bao gồm:

+ Da nhợt nhạt hoặc thiếu màu bất thường

+ Cáu kỉnh

+ Thiếu năng lượng hoặc mệt mỏi

+ Tăng nhịp tim (nhịp tim nhanh)

+ Lưỡi đau hoặc sưng

+ Lách to

+ Thích ăn những thứ không phải thực phẩm như đất hoặc đá (một tình trạng gọi là chứng pica)

Nếu không có đủ vitamin B12 hoặc sắt, cơ thể bạn sẽ không thể tạo ra đủ tế bào hồng cầu, giúp vận chuyển oxy đến các mô và cơ quan của bạn. Điều này có nghĩa là cơ thể bạn sẽ không hoạt động tốt như bình thường. Bạn nên đến gặp bác sĩ và làm xét nghiệm máu để xác định xem bạn có đang bị thiếu hụt chất dinh dưỡng hay không.

Chảy máu lưỡi: Nguyên nhân, cách điều trị và nhiều thông tin khác - Ảnh 5.

Thiếu sắt và vitamin 12 có thể gây chảy máu lưỡi (Ảnh: Internet)

Cách điều trị

Bổ sung những thực phẩm giàu sắt và vitamin B12, đồng thời bạn có thể bổ sung thêm viên sắt và B12 dưới sự hướng dẫn, chỉ định từ bác sĩ.

- Ung thư

Ung thư miệng và hầu họng thường bắt đầu bằng một vết loét miệng không lành. Theo thời gian, vết loét mở rộng và có thể trở nên cứng. Những vết loét này có thể gây đau và có thể chảy máu.

Ung thư trên đầu lưỡi là ung thư miệng. Nếu ung thư ở mặt dưới của lưỡi, nó được coi là ung thư vòm họng, là bệnh ung thư vòm họng giữa. Khi được phát hiện và điều trị sớm, những bệnh ung thư này thường có thể được chữa khỏi.

Một số điều kiện và lựa chọn lối sống khiến bạn có nguy cơ mắc ung thư miệng hoặc hầu họng cao hơn: hút thuốc hoặc nhai thuốc lá, uống rượu nặng thường xuyên, có một số loại papillomavirus ở người (HPV), bị AIDS hoặc HIV.

Chẩn đoán

Ung thư miệng và hầu họng thường được chẩn đoán thông qua sinh thiết mô bị ảnh hưởng. Nếu sinh thiết cho thấy ung thư, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm sâu hơn để xác định xem ung thư có lan rộng hay không.

Cách điều trị

Các lựa chọn điều trị cho những bệnh ung thư này có thể bao gồm: phẫu thuật để loại bỏ khối u và các khu vực khác mà ung thư đã lan rộng; xạ trị, tiêu diệt tế bào ung thư; hóa trị, sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư.

2. Biện pháp giảm triệu chứng tại nhà

Các biện pháp khắc phục tại nhà có thể không chữa khỏi bất kỳ tình trạng nào khiến lưỡi bạn chảy máu, nhưng chúng có thể giúp giảm đau. Dưới đây là một số mẹo để giúp lưỡi ngưng chảy máu và giảm cơn đau:

- Dùng khăn sạch hoặc gạc ấn chặt trong ít nhất 15 phút: Biện pháp này giúp ngưng chảy máu nhưng bạn không nên thấm nhiều lần bằng khăn hoặc gạc mới. Nếu bạn lau máu quá thường xuyên, máu có thể mất nhiều thời gian hơn để đông lại và cầm máu. Đặc biệt lưu ý nên rửa sạch tay để tránh gây nhiễm trùng.

- Sử dụng đá chườm: Bạn có thể bọc đá trong một miếng vải sạch hoặc gạc và chườm lên lưỡi. Nhiệt độ mát giúp co mạch máu và cầm máu. 

- Chườm một túi trà đen lên vùng bị ảnh hưởng (hoặc uống trà đen): Điều này có thể hữu ích với quá trình đông máu vì trà đen có chứa tannin, thúc đẩy quá trình kết tập tiểu cầu.

- Ăn chế độ ăn nhạt: Điều này sẽ ngăn bạn tiếp tục gây kích ứng cho khu vực đó. Bạn nên tránh ăn những thực phẩm quá mặn, cay,...

Chảy máu lưỡi: Nguyên nhân, cách điều trị và nhiều thông tin khác - Ảnh 6.

Chườm lưỡi bằng túi đá có thể giúp cầm máu và giảm đau (Ảnh: Internet)

3. Cách ngăn ngừa chảy máu lưỡi

Mặc dù không thể ngăn ngừa hoàn toàn tình trạng lưỡi chảy máu, nhưng bạn có thể giảm thiểu nguy cơ bằng một số biện pháp như:

- Sử dụng đúng kỹ thuật với dụng cụ cạo lưỡi: Không cạo quá mạnh vì điều này có thể làm hỏng các gai lưỡi của bạn.

- Tránh sử dụng bàn chải đánh răng đã mòn: Lông bàn chải đã mòn có thể gây kích ứng lưỡi. Thay vào đó, bạn nên sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm với đầu bàn chải nhẵn, nhỏ gọn và thay bàn chải 3 tháng/lần.

- Nhai thức ăn cẩn thận: Điều này có thể giúp bạn tránh vô tình cắn phải lưỡi khi ăn.

- Hạn chế thực phẩm gây kích ứng: Ăn nhiều thực phẩm cay và có tính axit có thể gây chấn thương lưỡi.

- Tránh thuốc lá và hạn chế sử dụng rượu: Cả hai đều có thể gây kích ứng lưỡi và các mô răng khác.

- Hãy cẩn thận với các thiết bị nha khoa mới: Nếu chúng cọ xát hoặc làm xước lưỡi của bạn, hãy nhờ nha sĩ điều chỉnh lại.

- Đi khám răng định kỳ: Điều này sẽ giúp bạn có thể phát hiện các tình trạng sức khỏe răng miệng khác, như sâu răng hoặc bệnh nướu răng, đôi khi là ung thư.

4. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong hầu hết các trường hợp, chảy máu lưỡi là vấn đề tạm thời và tự khỏi. Nhưng nếu tình trạng chảy máu vẫn tiếp diễn, thì đó có thể là nguyên nhân đáng lo ngại. Nếu lưỡi bạn chảy máu thường xuyên và dai dẳng, thì bạn nên gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Ngoài tình trạng chảy máu lưỡi, nếu bạn thấy có khối u, vết sưng hoặc tổn thương mới trên lưỡi không lành sau vài tuần bạn cũng cần thăm khám ngay vì có thể đây là dấu hiệu của những tình trạng nguy hiểm.

Nguồn tham khảo:

1. Why Is My Tongue Bleeding?

2. Tongue Bleeding When You Brush It? Here's What Your Body's Trying to Tell You


Tác giả: Vân Anh