Hiện tượng chảy máu cam hay chảy máu mũi là hiện tượng niêm mạc mũi dễ bị chảy máu do mũi nằm ở giữa mặt và có nhiều mạch máu tập trung với mạng lưới dày đặc, thành mạch đàn hồi kém. Chảy máu cam xảy ra khi lớp lót bên trong mũi bị kích thích hoặc khi các mạch máu trong mũi bị khô và gãy. Tùy thuộc vị trí bị chảy máu, người ta chia chảy máu cam làm hai loại: Chảy máu mũi trước và Chảy máu mũi sau. Chảy máu cam thường gặp ở cả trẻ em và người lớn.
Chảy máu cam xảy ra khi lớp lót bên trong mũi bị kích thích
Nguyên nhân gây chảy máu cam là rất đa dạng. Để dễ dàng nhận biết nguyên nhân bị chảy máu cam, chúng ta có thể phân biệt thành nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em và nguyên nhân chảy máu cam ở người lớn. Ngoài ra, còn phân biệt nguyên nhân gây chảy máu cam theo loại là chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chảy máu cam, nhưng phần đa các trường hợp chảy máu cam nói chung và nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em nói riêng là do màng mạch ở vách ngăn mũi gặp tổn thương. Cụ thể:
- Vẹo vách ngăn mũi hoặc mũi bị chấn thương do va đập.
- Các bệnh về mũi như viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng, cảm cúm.
- Thời tiết khô và nóng.
- Cơ thể bị thiếu canxi
- Do sử dụng một số loại thuốc : thuốc chống đông máu hoặc các thuốc chống viêm non-steroides.
- Trẻ em mắc bệnh gan làm ảnh hưởng tới các yếu tố giúp đông máu, làm cho hiện tượng chảy máu cam ở trẻ em xảy ra thường xuyên và khá nặng.
Nguyên nhân gây chảy máu cam có thể do trẻ mắc các bệnh về mũi
- Các trẻ em sống ở nơi địa hình núi cao, vì càng lên cao không khí càng loãng và khô khiến niêm mạc mũi trở nên dễ tổn thương.
Một số nguyên nhân phổ biến của bệnh chảy máu cam mũi sau ở trẻ em:
- Những trẻ em bị cao huyết áp từ nhỏ, hoặc bị tai biến trong các đợt phẫu thuật mũi từ nhỏ khiến trẻ em bị chảy máu mũi sau.
- Các trẻ em có thói quen xì mũi thường xuyên, quá mạnh và ngoáy mũi liên tục .
- Các bệnh về máu bẩm sinh ở trẻ như bệnh ung thư máu hoặc bệnh máu trắng – Hemophilia. Các khối u trong mũi xoang ở trẻ em cũng gây chảy máu mũi sau.
- Khi hít phải hóa chất kích thích mạnh như hơi xăng, hóa chất tẩy rửa…
Nguyên nhân bệnh chảy máu cam ở người lớn có thể là do các yếu tố sau:
- Chảy máu cam do gãy mũi khi bị chấn thương. Sau các cơn đau cho chấn thương vùng mũi thì bắt đầu chảy máu mũi
- Lệch vách ngăn mũi ở người lớn. Vách ngách mũi là một bức tường ngăn 2 khoang mũi thành 2 không gian tương đương nhau. Nếu bị lệch vách ngăn mũi thì sẽ có nhiều triệu chứng không tốt, trong đó có chảy máu mũi ở người lớn
- Hít heroine hoặc các thứ ma túy khác.
Lệch vach ngăn mũi là nguyên nhân gây chảy máu cam ở người lớn
- Viêm mũi dị ứng ở người lớn, làm cho các mao mạch máo bị kích thích hoặc ức chế, gây đứt gãy và làm mũi bị chảy máu.
- Hắt xì hơi thường xuyên ở những nơi nhiều khói bụi do tính chất công việc ở người lớn. Hắt hơi mạnh làm tổn thương vách ngăn mũi gây chảy máu mũi ở người lớn.
- Người lớn nếu mắc chứng Máu khó đông – Hemophilia cũng là nguyên nhân gây chảy máu mũi.
- Khi hít phải hóa chất kích thích mạnh như hơi xăng, hóa chất tẩy rửa…
- Theo số lượng máu chảy:
+ Chảy máu nhẹ: Máu đỏ tươi nhỏ từng giọt, số lượng ít hơn 100ml và thường ở điểm mạch.
+ Chảy máu vừa: Máu chảy thành dòng ra ngoài cửa mũi hoặc chảy xuống họng, số lượng từ 100 - 200ml.
+ Chảy máu nặng: Máu chảy nhiều kéo dài, bệnh nhân có thể ở trong trạng thái kích thích, hốt hoảng, vã mồ hôi môi mặt xanh nhợt, mạch nhanh huyết áp hạ, số lượng máu mất nhiều hơn 200 ml.
Có nhiều loại chảy máu cam
- Theo vị trí chảy máu:
+ Chảy máu ở điểm mạch Kisselbach: Máu chảy ít, có xu hướng tự cầm, hay gặp ở những người viêm tiền đình mũi, trẻ em hay ngoáy mũi.
+ Chảy máu mao mạch: Toàn bộ niêm mạc mũi rỉ máu, gặp ở những bệnh nhân bị bệnh về máu như bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, bệnh ưa chảy máu …
+ Chảy máu động mạch: Chảy máu ở động mạch sàng trước, động mạch sàng sau, động mạch bướm khẩu cái… lượng máu chảy nhiều không tự cầm và thông thường chảy ở sâu và cao.
Triệu chứng chảy máu cam là một triệu chứng rất dễ nhận biết. Có thể là ngoáy mũi ra máu, có thể là máu tự dưng chảy ra từ mũi, có thể nhiều hoặc ít. Phổ biến nhất là chảy máu cam một bên mũi.
Hiện tượng chảy máu cam ở trẻ em không khác nhiều so với Hiện tượng chảy máu cam ở người lớn.
Triệu chứng chảy máu cam rất dễ nhận biết
Thông thường, mọi người sẽ bị chảy máu cam một bên mũi và lượng máu chảy ra ngoài có thể ít hoặc nhiều. Hiện tượng chảy máu cam ở cả hai bên mũi xảy ra nếu như bị chảy máu nhiều thì máu nó có thể tràn sang mũi bên kia. Trong trường hợp bệnh nhân khạc hoặc ho ra máu là do máu bị chảy xuống họng và nuốt xuống dạ dày. Chúng ta cần để ý những triệu chứng của bệnh chảy máu cam, đặc biệt trong trường hợp chảy máu cam thường xuyên và liên tục là rất nguy hiểm, cần phát hiện sớm nhất.
Nếu để người bệnh bị chảy máu nhiều và kéo dài sẽ gây tình trạng mất máu cấp, lúc này ta phải xử lý khi bị chảy máu cam ngay. Biểu hiện của người chảy máu nhiều là hoa mắt, rối loạn nhịp tim, thở nhanh, nhợt nhạt, ngất. Cách chữa chảy máu cam giúp ngưng chảy máu ở mũi nhanh nhất ta cần làm như sau:
- Bình tĩnh, ngồi xuống và ngả đầu về phía trước, để đầu sẽ cao hơn tim và làm giảm áp suất máu vùng mũi, giúp giảm chảy máu. Không được ngả đầu ra phía sau sẽ làm máu chảy vào các xoang hoặc chảy xuống họng.
- Cố gắng thở bằng miệng, bóp chặt mũi bằng ngón tay cái và ngón trỏ, khoảng 10-20 phút để cầm máu. Nếu sau 20 phút máu vẫn chảy thì cần tới bệnh viện ngay lập tức.
Cố gắng nín thở bằng miệng, bóp chặt mũi khi thấy chảy máu cam
- Khi máu trôi xuống họng cần phải khạc ra khỏi họng vì nuốt máu sẽ gây nôn ói sau đó.
Sau khi ngưng chảy máu mũi:
- Trong ít nhất 24 giờ không hắt hơi, kích ứng mũi.
- Không khí đủ độ ẩm, trong lành, tránh chỗ ô nhiễm, khói bụi.
- Loại bỏ thói quen ngoáy mũi, tránh xì mũi quá mạnh hoặc quá thường xuyên. Đặc biệt, hạn chế hút thuốc là vì khói thuốc làm khô và kích thích niêm mạc mũi gây chảy máu cam.
- Để tránh bị chảy máu cam nên ăn nhiều các loại trái cây có chứa nhiều bioflavonoids để giảm các mạch máu vỡ, ngăn ngừa nguy cơ bị chảy máu cam như các họ cây cam quýt
- Duy trì giữ độ ẩm cho mũi, bạn có thể bôi một chút vaseline hoặc kem dưỡng ẩm khác vào mũi 1-2 lần mỗi ngày.
Tổng hợp