Chạy bộ rất tốt đối với sức khoẻ nhưng ai không nên chạy bộ?

Chạy bộ rất tốt đối với sức khoẻ nhưng ai không nên chạy bộ?
Hiển nhiên mọi người đều biết rằng chạy bộ thật sự là thói quen luyện tập thể thao rất tốt đối với sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng nên chạy bộ.

Chạy bộ đem lại nhiều lợi ích và giúp cải thiện sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên có một vài nhóm đối tượng mắc bệnh lý dưới đây không nên chạy bộ vì có thể làm nghiêm trọng hơn triệu chứng bệnh hoặc thậm chí có thể gây tử vong.

1. Béo phì

Chạy bộ có thể là một cách giúp người béo phì giảm cân hiệu quả. Nhưng thực tế lại cho thấy rằng chạy bộ không phải lựa chọn an toàn và tốt nhất.

Bản chất quá trình chạy bộ diễn ra, đôi chân của người béo phì lúc này sẽ phải chịu áp lực rất lớn. Do đó, việc duy trì thời gian chạy bộ để giảm cân trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể phải chịu áp lực đặc biệt là đôi chân. Điều này gây ra tình trạng các khớp gối có thể bị mệt mỏi thậm chí nguy hiểm còn có thể gây gãy xương đầu gối.

Chạy bộ rất tốt đối với sức khoẻ nhưng ai không nên chạy bộ? - Ảnh 2.

Đọc thêm:

- Chạy bộ mùa mưa thông minh để thời tiết không gây cản trở đam mê luyện tập thể thao?

- Làm thế nào để tiếp đất khi chạy bộ đúng cách nhằm tránh các chấn thương?

2. Người bị chấn thương

Đang gặp chấn thương đặc biệt các chấn thương liên quan đến khớp gối thì tốt hơn hết dù muốn tập thể thao cũng nên lựa chọn một phương pháp tập luyện khác an toàn hơn đến khi khỏi chấn thương thay vì chạy bộ.

Việc chạy bộ đối với người bị chấn thương khớp gối lúc này sẽ khiến khớp gối bị quá tải, đồng thời còn gây nguy hiểm và nghiêm trọng có thể làm phá vỡ các khớp liên quan.

3. Bệnh lý tim mạch

Chạy bộ được biết là biện pháp tập thể dục đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên, người mắc các bệnh về tim mạch thì không nên chạy bộ dù chạy bộ nhẹ nhàng thường xuyên có tác dụng phòng chống và cải thiện các bệnh về tim mạch.

Có 3 nhóm người mắc bệnh lý tim mạch không nên chạy bộ gồm:

- Người có cơn đau tức tim trong thời gian 2 tháng gần đây.

- Đối tượng chỉ làm việc nhẹ nhàng như việc nhà, leo cầu thang bị tức ngực, thở dốc.

- Người có cơn đau tức tim trong vòng 2 tháng trở lại.

Lưu ý, người mắc bệnh tim mạch vẫn có thể xảy ra với người luyện tập quá sức hoặc khi tăng cường mức độ luyện tập. Do đó để đảm bảo sức khỏe cần chú ý tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia để có lộ trình luyện tập phù hợp.

Chạy bộ rất tốt đối với sức khoẻ nhưng ai không nên chạy bộ? - Ảnh 3.

4. Người mắc bệnh đái tháo đường

Người mắc bệnh lý như đái tháo đường đã tiêm insulin thì không chạy bộ khi bụng đói vì có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết.

Những người bị đái tháo đường nặng nhưng chưa tiêm insulin hoặc người bị sốt cao do viêm nhiễm tuyệt đối không chạy bộ vì khi lượng insulin trong máu hạ thấp nếu phải sử dụng năng lượng từ tế bào lipid để bổ sung làm bài tiết ra nhiều ketal có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc máu.

5. Thoát vị đĩa đệm

Khi bị thoát vị đĩa đệm thì việc chạy bộ còn có thể khiến trọng lượng cơ thể dồn vào chân và thắt lưng tình trạng này sẽ gây ra căng thẳng tới đĩa đệm. Nghiêm trọng hơn cả chạy bộ còn có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng hơn triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng của người mắc bệnh.

Nếu vẫn muốn chạy bộ khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên tham khảo ý kiến của chuyên gia về tình trạng bệnh và có các bài tập chạy vừa sức không gây nguy hiểm tới sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến bệnh.

Chạy bộ rất tốt đối với sức khoẻ nhưng ai không nên chạy bộ? - Ảnh 4.

6. Người cao tuổi

Không ít người nhầm lẫn rằng chạy bộ phù hợp với đối tượng người cao tuổi. Thực tế thì người cao tuổi không nên chạy bộ mà chỉ nên đi bộ.

Từ 60 tuổi trở đi thì cơ thể con người đã xuất hiện lão hóa ở các hệ thống cơ bắp, dây chằng khiến chúng không còn đàn hồi tốt. Vì vậy chạy bộ với người cao tuổi có thể làm tổn thương cơ bắp, dây chằng.

Theo thời gian người cao tuổi chạy bộ còn có thể gây ảnh hưởng đến xương khớp, xương chân và thậm chí gây hại cho sức khỏe hơn là có lợi.

Người cao tuổi nên lựa chọn bài tập phù hợp với sức khỏe bằng cách đi bộ. Lưu ý, trước khi đi bộ cần thực hiện khởi động để làm nóng các khớp. Ngoài ra, thời gian đi bộ của người cao tuổi tối đa từ 30 đến 45 phút mỗi ngày.


Tác giả: N.Mai