Chạy bộ khi bị cảm lạnh, tập thể dục có an toàn khi bạn bị ốm?

Chạy bộ khi bị cảm lạnh, tập thể dục có an toàn khi bạn bị ốm?
Chạy bộ khi bị cảm lạnh là thắc mắc của nhiều người. Liệu có nên chạy bộ khi bị cảm lạnh hay không và tập thể dục khi bị ốm có an toàn đối với sức khỏe con người?

Thực tế, chạy bộ hay các hoạt động tập thể dục đều đem lại hiệu quả giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn giảm mức độ hormone căng thẳng của mình.

Khi bị cảm lạnh mà vẫn muốn tiếp tục chạy bộ thì bạn cần xây dựng cách luyện tập cho an toàn, đảm bảo sức khỏe. Vậy nếu bị cảm lạnh liệu có nên tiếp tục chạy bộ hay không? Giải đáp thắc mắc qua những thông tin dưới đây!

1. Có nên chạy bộ khi bị cảm lạnh?

Chạy bộ khi bị cảm lạnh thực chất có thể gặp nhiều triệu chứng khác nhau và cũng có thể kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày. Một vài triệu chứng cảm lạnh xảy ra như:

- Chảy nước mũi.

- Tắc nghẽn mũi.

- Bị đau họng.

- Ho và hắt xì hơi.

- Đau đầu.

Trước khi quyết định có nên chạy bộ khi bị cảm lạnh hay không cần xem xét nhiều yếu tố liên quan khác. Điều này cho biết đối với mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng như cường độ tập luyện của bạn có thể làm nặng hoặc thuyên giảm tình trạng cảm lạnh đang diễn ra.

2. Lời khuyên tập thể thao khi bị cảm lạnh

2.1. Có thể chạy bộ khi bị cảm lạnh với điều kiện nào?

Thông thường, nếu triệu chứng hoặc dấu hiệu của bệnh cảm lạnh nhẹ và không bị tắc nghẽn nhiều thì việc tập luyện thường an toàn đối với người bệnh cảm cúm.

Chạy bộ khi bị cảm lạnh, tập thể dục có an toàn khi bạn bị ốm? - Ảnh 2.

Trước khi quyết định có nên tập thể dục hay không cần chú ý tới các triệu chứng cảm lạnh - Ảnh Internet

Đặc biệt lưu ý trước khi quyết định có nên tập thể dục hay không cần chú ý tới các triệu chứng cảm lạnh của bản thân. Nếu các triệu chứng nằm ở phía trên cổ, người bệnh cảm lạnh có thể tập thể dục một cách an toàn.

Tuy nhiên, không nên quá vội vàng trong quá trình tập luyện. Bạn cần tập và chạy bộ từ từ để cơ thể kịp thích nghi với cái lạnh khi bạn tiếp tục tham gia các hoạt động thể chất khác.

Một vài thói quen có thể điều chỉnh chạy bộ khi bị cảm lạnh bằng cách:

- Nên giảm độ dài quãng đường và cường độ chạy.

- Thay vì chạy bộ bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng.

2.2. Khi nào không nên chạy bộ khi bị cảm lạnh?

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, cần tránh chạy nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn như sốt kèm các triệu chứng dưới đây:

- Cảm thấy mệt mỏi.

- Cảm lạnh kèm khó thở.

- Người bệnh bị ho khan.

- Tức ngực.

- Đau bụng.

Chạy bộ khi bị cảm lạnh, tập thể dục có an toàn khi bạn bị ốm? - Ảnh 3.

Không nên chạy bộ nếu bị sốt vì có thể làm tăng nguy cơ khiến cơ thể bị mất nước hoặc các bệnh liên quan đến nhiệt - Ảnh Internet

- Xuất hiện cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa.

- Đau cơ hoặc đau khớp.

=>> Đau nhức xương khớp khi trời lạnh, tìm hiểu nguyên nhân qua bài viết: Tại sao trời lạnh dễ gây đau nhức xương khớp? Có phòng tránh được không?

Lưu ý, những triệu chứng này còn có thể cho thấy đây là một căn bệnh nghiêm trọng hơn.

Nếu cố tập thể dục khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng trên thì chỉ làm nặng thêm bệnh cảm lạnh. Chưa kể còn kéo dài thời gian hồi phục của người bệnh. Ngoài ra, nếu bị sốt khi chạy bộ có thể làm tăng nguy cơ khiến cơ thể bị mất nước hoặc các bệnh liên quan đến nhiệt.

Khi xuất hiện các triệu chứng nặng bạn nên ở nhà và nghỉ ngơi.

3. Tác dụng phụ có thể xảy ra nếu chạy bộ khi bị cảm lạnh là gì?

Dù nói rằng chạy bộ có thể an toàn đối với người mắc bệnh cảm lạnh nhẹ. Tuy nhiên, chạy bộ khi bị cảm lạnh vẫn không thể tránh khỏi một số rủi ro. Một vài rủi ro có thể xảy ra như:

- Mất nước.

- Các triệu chứng bệnh xấu và nghiêm trọng hơn.

- Xuất hiện cảm giác chóng mặt.

- Người bệnh cảm thấy khó thở.

Chạy bộ khi bị cảm lạnh, tập thể dục có an toàn khi bạn bị ốm? - Ảnh 4.

Chạy bộ có thể an toàn đối với người mắc bệnh cảm lạnh nhẹ nhưng chạy bộ khi bị cảm lạnh vẫn không thể tránh khỏi một số rủi ro - Ảnh Internet

Đối với những tác dụng phụ này còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Chưa kể, bạn còn có nhiều khả năng gặp phải các tác dụng phụ nếu chạy ở cường độ bình thường khi bị cảm lạnh.

Lưu ý, đối với một số người bệnh kèm theo bệnh mãn tính như hen suyễn hoặc tim mạch, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định chạy bộ, đặc biệt là chạy bộ khi bị cảm lạnh còn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe hiện tại.

4. Bài tập an toàn cho người bị cảm lạnh

Vốn dĩ, chạy bộ không phải là cách duy nhất giúp mọi người duy trì hoạt động. Do đó, chạy bộ khi bị cảm lạnh thật sự có thể được thay thế bằng nhiều hình thức thể dục khác.

Gợi ý một vài bài tập an toàn cho người bệnh cảm lạnh như:

- Nên đi dạo nhẹ nhàng.

- Tập đẹp xe chậm.

- Các bài tập yoga.

=>> Một vài bài tập yoga bạn có thể lựa chọn khi bị cảm lạnh thông qua bài viết: Hướng dẫn thực hiện chuỗi động tác Yoga chào mặt trời đúng cách

- Tránh các hoạt động đòi hỏi độ gắng sức cao khi bị cảm lạnh.

Chạy bộ khi bị cảm lạnh, tập thể dục có an toàn khi bạn bị ốm? - Ảnh 5.

Chạy bộ không phải là cách duy nhất giúp mọi người duy trì hoạt động, bạn có thể thay thế bằng nhiều các bài tập hoặc hoạt động thể chất khác để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể - Ảnh Internet

5. Khi nào là an toàn để bắt đầu chạy lại?

Nếu các triệu chứng cảm lạnh giảm dần, bạn có thể bắt đầu lại thói quen chạy bộ như bình thường. Hầu hết mọi người sau 7 ngày các triệu chứng cảm lạnh sẽ bắt đầu thuyên giảm.

Bạn cần chắc chắn trước khi quyết định tập thể dục trở lại. Tập luyện chậm rãi, từ từ sau đó tăng dần cường độ tập luyện cho đến khi quay trở lại với thói quen chạy bình thường. Thực hiện chạy bộ từ từ đem lại đảm bảo giúp cơ thể bạn có đủ thời gian và năng lượng tích cực để hồi phục hoàn toàn sức khỏe.

Tập thể dục thường xuyên cũng đem lại hiệu quả giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho bạn. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe bạn vẫn cần để cơ thể hồi phục trước. Không nên căng thẳng ngay cả khi không tập thể dục trong thời gian dài.

>> Hướng dẫn chạy bộ sau thời gian dài nghỉ ngơi qua bài viết: Làm thế nào để có thể bắt đầu chạy bộ trở lại sau một thời gian dài nghỉ ngơi?

Khi các triệu chứng giảm dần, bạn nên chạy bộ và thực hiện hoạt động thể chất nhiều hơn trong ngày. Tuy nhiên, tuyệt đối không lạm dụng chạy bộ hoặc tập thể dục ngay khi vừa khỏi ốm vì thói quen này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

Mới tập trở lại, bạn chỉ nên tập ở cường độ thấp. Nên nhớ, cơ thể của bạn đang yếu và đặc biệt nếu bạn đang hồi phục sức khỏe khi cảm lạnh thì càng cần chú ý hơn tới sức khỏe. Nếu xuất hiện những thắc mắc liệu chạy bộ khi bị cảm lạnh có an toàn, tập thể dục khi bị cảm cúm có an toàn cho sức khỏe hay không thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Ngoài ra, cần tránh tập thể dục khi mới bị cảm lạnh vì có thể làm tăng nguy cơ lây bệnh cho người khác.

Quay trở lại chạy bộ khi bị cảm lạnh quan trọng nhất là cần lắng nghe sức khỏe của cơ thể và nghe bác sĩ để kiểm tra xe bạn có đủ sức khỏe để hoạt động với cường độ cao hay không.

Nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt, ho nhiều hoặc tức ngực bạn không nên chạy bộ khi bị cảm lạnh vì tập thể dục lúc này có thể làm kéo dài các triệu chứng bệnh cảm lạnh đang mắc. Nên nghỉ ngơi để cơ thể nhanh chóng hồi phục trước khi trở lại thói quen tập luyện hàng ngày.

Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/running-with-a-cold

https://health.clevelandclinic.org/is-it-covid-19-a-cold-or-seasonal-allergies/

http://www.ucihealth.org/blog/2018/04/exercising-while-sick


Tác giả: Nắng Mai