Trong bữa ăn hàng ngày, chúng ta thường ít chú trọng đến chất xơ vì không thường hiểu rõ vai trò nổi bật của nó đối với sức khoẻ. Vậy chất xơ là gì? Nó có vai trò như thế nào?
Chất xơ được ví như một loại thực phẩm chức năng giúp cơ thể bảo vệ sức khỏe và chống lại được nguy cơ mắc một số bệnh mà không phải tất cả chúng ta đề biết đến. Bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về khái niệm chất xơ là gì và vai trò của chất xơ cho từng nhóm đối tượng.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về chất xơ nên việc hiểu rõ khái niệm chất xơ là gì không phải đơn giản.
Thực chất, chất xơ là những Glucid mạch dài cấu tạo nên vách tế bào thực vật mà cơ thể không tiêu hóa được: polysaccharide (cellulose, pectin, chất nhầy, hemicellulose), oligosaccharides, lignin.
Hiểu theo cách dễ hiểu nhất, Chất xơ chính là một phần của các loại thực vật (rau, ngũ cốc, …) mà cơ thể chúng ta không hoàn toàn tiêu hóa được.
Chất xơ là gì? Chất xơ có nhiều nhất trong thực phẩm nào? (Ảnh: Internet)
Hiểu được chất xơ là gì chúng ta cùng đi phân loại chất xơ. Theo nghiên cứu, chất xơ được chia thành hai loại: Chất xơ hòa tan và chất xơ không tan.
+ Chất xơ hòa tan: là chất xơ hấp thu nước và ở dạng gel. Chất xơ hòa tan được có nhiều trong các thực phẩm như: Yến mạch, táo, chuối, các loại đậu (đậu nành, đậu xanh, đậu Hà Lan, …), một số loại rau xanh có độ nhớt như: Mồng tơi, rau đay, …
+ Chất xơ không tan: là chất xơ không tan được trong nước. Nói cách khác, chúng có thể tồn tại dưới dạng "thức ăn thô". Chất xơ không tan có nhiều trong các loại hoa quả (vỏ, hạt…), lúa mỳ, các loại hạt ngũ cốc, các loại rau xanh ( thân, cuống…).
Đây là loại chất xơ mà khi tiêu hóa, chúng không bị biến dạng. Bởi vậy, chúng sẽ kết hợp với phân, làm tăng khối lượng chất thải và tăng chuyển động của thức ăn trong đường tiêu hóa, giúp chúng ta đại tiện dễ hơn và tăng sức đề kháng cho đường ruột.
Đối tượng cần sử dụng chất xơ cũng là một vấn đề liên quan tới khái niệm chất xơ là gì mọi người đều phải biết.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì đối tượng nào cũng cần phải bổ sung chất xơ mỗi ngày. Trung bình, trẻ em trên 4 tuổi và phụ nữ cần 25g chất xơ mỗi ngày. Nam giới cần khoảng 38g chất xơ mỗi ngày.
Lợi ích của chất xơ là gì? Tác dụng của chất xơ là gì? (Ảnh: Internet)
Nếu cơ thể thiếu chất xơ, chúng ta sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như:
+ Táo bón và nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột như bệnh trĩ , trực tràng…Đây chính là tác hại đầu tiên của việc thiếu chất xơ, đây có lẽ là điều mà nhiều người biết nhưng đều bỏ qua. Cho đến khi bệnh nghiêm trọng thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đã để cơ thể thiếu hụt chất xơ quá lâu.
+ Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Chất xơ giúp chúng ta đào thải được cholesterol ra khỏi cơ thể. Vì vậy, ai càng nạp nhiều chất xơ thì sẽ có khả năng giảm được nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch hơn những người ít ăn chất xơ.
+ Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Bạn có thể ăn một thanh socola hay chỉ ăn bơ, sữa khi bạn thấy đói, nhưng nó sẽ khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi ngay sau đó. Hơn nữa, việc ăn các thực phẩm ít chất xơ sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng cao. Sự tăng đột ngột của đường huyết sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.
+ Tăng nguy cơ thừa cân, béo phì: Việc ăn nhiều rau xanh không chỉ giúp cơ thể có nhiều vitamin mà còn cung cấp cho chúng ta nguồn chất xơ dồi dào. Việc ăn nhiều chất xơ trong bữa ăn hàng ngày, sẽ giúp chúng ta no lâu hơn, vì vậy cảm giác sẽ lâu đến hơn.
Điều này sẽ giúp cho chúng ta, đặc biệt những người thừa cân sẽ giảm được lượng thức ăn nhiều mỡ hay nhiều protein nạp vào cơ thể. Vì vậy, chất xơ sẽ là trợ thủ đắc lực cho việc giảm cân hiệu quả. Ngoài ra, nếu hiểu khái niệm chất xơ là gì, bạn sẽ biết loại chất này giúp cho hệ tiêu hóa được khỏe mạnh, tránh được nguy cơ mắc các bệnh đường ruột.
Trên đây là một vài thông tin cần thiết khi trả lời câu hỏi khái niệm chất xơ là gì cũng như những thông tin về loại chất này mà chúng ta cần biết. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp cho bạn đọc có những nhìn nhận đúng đắn hơn về chất xơ cũng như những lợi ích mà chất xơ đem lại.