Một nghiên cứu mới được đưa ra tại cuộc họp Sinh học thực nghiệm năm 2018 đã xem xét các tác động sinh hóa của chất ngọt nhân tạo lên chuột và tế bào nuôi cấy có khả năng làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường hay không.
Các nhà nghiên cứu cho một nhóm chuột ăn một chế độ ăn nhiều glucose hoặc fructoza, là các loại đường khác nhau và một nhóm khác thực hiện chế độ ăn uống với aspartame hoặc acesulfame potassium, chất làm ngọt nhân tạo có hàm lượng calo bằng không.
Sau ba tuần, các nhà nghiên cứu quan sát thấy sự khác biệt đáng kể về nồng độ các chất hóa sinh, chất béo và axit amin trong các mẫu máu của những con chuột này và từ đó suy ra nguy cơ mắc tiểu đường của chúng.
Nghiên cứu cũng kiểm tra cách chất tạo ngọt nhân tạo ảnh hưởng đến sức khỏe mạch máu bằng cách xem chúng ảnh hưởng như thế nào đến lớp niêm mạc của mạch máu.
Các nhà nghiên cứu cũng viết: "Khi bệnh tiểu đường và béo phì trở thành một mối lo ngại về sức khỏe trên toàn thế giới và ngày một gia tăng, thì việc nâng cao nhận thức về các yếu tố môi trường, chẳng hạn như chế độ ăn uống đang góp phần vào vấn đề này đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc tiểu đường.
Tuy nhiên, cho đến gần đây, tác động tiêu cực của việc tiêu thụ chất ngọt nhân tạo không calo đã ngày càng được công nhận là một yếu tố tiềm năng làm gia tăng đáng kể những nguy cơ mắc tiểu đường và béo phì, cùng với các biến chứng liên quan."
Kết quả của nghiên cứu cho thấy chất làm ngọt nhân tạo thay đổi cách cơ thể xử lý chất béo và năng lượng. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu phát hiện ra acesulfame kali dường như tích lũy trong máu, với số lượng gia tăng gây ra những tác hại nguy hiểm hơn đối với các tế bào mạch máu.
Một trong những tác giả, Brian Hoffmann, trợ lý giáo sư tại khoa kỹ thuật y sinh tại Đại học Y Wisconsin và Đại học Marquette cho biết thay thế đường không phải là một giải pháp cho bệnh tiểu đường và bệnh béo phì do việc bổ sung các chất tạo ngọt nhân tạo không calo này vào chế độ ăn hàng ngày vẫn làm gia tăng mạnh mẽ nguy cơ mắc tiểu đường và béo phì này.
Hoffman cũng cho biết cơ thể có "bộ máy để xử lý đường" ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên, vượt quá, bộ máy này sẽ bị hỏng tương đương với nguy cơ mắc tiểu đường sẽ cao hơn.
Các nhà nghiên cứu cũng quan sát thấy rằng thay thế đường tự nhiên bằng chất tạo ngọt nhân tạo bằng không calo sẽ dẫn đến những thay đổi tiêu cực trong chuyển hóa chất béo và năng lượng.
Một chế độ ăn nhiều đường gây ra những tiêu cực với sức khỏe và chế độ ăn giàu chất tạo ngọt nhân tạo cũng tương tự làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường và rất nhiều bệnh lý liên quan khác.