Trong một nghiên cứu có liên quan đến chất tạo ngọt nhân tạo rằng việc giảm đường sang chất tạo ngọt nhân tạo được coi như một cách giúp giảm cân. Tuy nhiên, chất tạo ngọt nhân tạo lại có thể là nguyên nhân làm tăng cảm giác thèm ăn ở phụ nữ và người thừa cân, béo phì.
Các chất tạo ngọt nhân tạo có trong nhiều dạng gồm cả dạng bột và được nhiều người sử dụng thay cho đường có trong cà phê hay các loại đồ uống khác.
Không chỉ có trong các loại đồ uống, chất tạo ngọt nhân tạo thay thế đường này còn được tìm thấy trong các sản phẩm khác như: nước ngọt cho người ăn kiêng, các phiên bản không đường của các sản phẩm như: nước sốt salad, các loại nước sốt khác cũng sử dụng loại chất tạo ngọt nhân tạo này.
Đọc thêm:
- Chất tạo ngọt nhân tạo cũng tăng nguy cơ mắc tiểu đường, béo phì như đường
- Thực hư chuyện bột ngọt gây giảm trí nhớ
Trong nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, sau khi uống các loại đồ uống có chứa chất tạo ngọt nhân tạo so với đường thì phụ nữ và những người bị béo phì cũng đã làm tăng cường hoạt động ở trung tâm khen thưởng của não bộ và điều này còn là nguyên nhân khiến phụ nữ ăn nhiều thức ăn hơn trong các bữa tiệc buffet sau khi nhịn ăn.
Kathleen Page, MD, tác giả tương ứng của nghiên cứu và là phó giáo sư y khoa tại Trường Keck của Y học, cho biết rằng: Trong nghiên cứu này đã có thể chứng minh rằng phụ nữ và những người bị béo phì có thể nhạy cảm hơn với chất tạo ngọt nhân tạo.
Trong nghiên cứu này cô cũng nói thêm rằng, nhóm đối tượng này sử dụng các loại đồ uống có đường nhân tạo cũng là nguyên nhân đánh lừa não bộ và khiến não bộ cảm thấy đói, do đó có thể dẫn đến tiêu thụ nhiều calo hơn.
Dù thực tế có nhiều người sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo nhằm thực hiện quá trình giảm cân. Tuy nhiên, việc sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo để giảm cân và thay vào chế độ ăn uống lành mạnh hiện nay vẫn còn rất nhiều tranh cãi.
Trong một số nghiên cứu được thực hiện cho thấy rằng các chất tạo ngọt nhân tạo có thể đem lại hiệu quả hữu ích. Trong khi đó có một số nghiên cứu khác phản ứng kết quả này với kết quả cho rằng chất tạo ngọt nhân tạo có thể làm tăng cân, thậm chí còn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 và các rối loạn chuyển hóa khác.
Ngoài ra, để giải thích cho điều này các kết quả cũng còn cần xem xét đến sự thay đổi nhất định dựa vào giới tính, chỉ số khối cơ thể trong các nghiên cứu tương lai.
Thực tế phát hiện về chất tạo ngọt nhân tạo này là phát hiện mới lạ và cần được nghiên cứu cụ thể hơn trong tương lai.
Tiến sĩ Stephanie Kullmann, Helmholtz Zentrum München tại Đại học Tübingen, Đức có viết trong một bài bình luận kèm theo rằng nghiên cứu hiện tại "có tầm quan trọng lớn" vì nó cho thấy tác dụng có thể có của chất tạo ngọt dựa trên tình trạng béo phì và giới tính.
Điều này đưa ra kết luận rõ ràng hơn về việc thêm chất tạo ngọt không dinh dưỡng vào chế độ ăn uống của con người có thể làm gia tăng vị ngọt và đồng thời còn làm giảm phản ứng não với thức ăn. Sự thay đổi này có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho hành vi, thói quen ăn uống và sự trao đổi chất diễn ra đặc biệt ở phụ nữ.
Tuy nhiên, trước khi đưa ra kết luận cuối cùng, các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng vẫn đưa ra lời khuyên không nên sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo để bảo vệ sức khoẻ.
Nghiên cứu hiện tại cũng chỉ ra rõ ràng tầm quan trọng của việc xem xét giới tính và tình trạng béo phì trong nghiên cứu cần được thực hiện ở tương lai để có thể đưa ra các khuyến nghị về chế độ ăn uống phù hợp cho từng cá nhân để quản lý trọng lượng cơ thể.
John L. Sievenpiper, MD, PhD, phó giáo sư tại Khoa Khoa học Dinh dưỡng và Y học tại Đại học Toronto, cho biết vẫn còn một số câu hỏi có liên quan đến chất tạo ngọt nhân tạo như:
- Đó có phải chất tạo ngọt nhân tạo hay không có calo giải thích cho phát hiện này?
- Những khác biệt về béo phì và giới tính có thể làm ảnh hưởng đến việc tăng cân khi sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo hay không?
Thông qua đó, phó giáo sư John L. Sievenpiper cũng đưa ra lưu ý rằng các đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp về các thử nghiệm lâm sàng về chất tạo ngọt thấp và không chứa calo gồm cả chất tạo ngọt nhân tạo cho thấy chúng có thể dẫn đế hai chiều hướng là gây giảm cân ở nam giới và gây thừa cân hoặc béo phì ở nữ giới.
Nguồn tham khảo: https://www.webmd.com/diet/obesity/news/20211006/artificial-sweetener-may-make-you-hungrier