Không ít người cho rằng việc sử dụng nhiều dầu ăn chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch hay béo phì xảy ra. Vậy dầu thực vật và mỡ động vật thì nên sử dụng loại nào sẽ tốt hơn cho sức khoẻ?
TS.BS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam đã đưa ra lời giải đáp trước những thắc mắc này như sau:
Dầu thực vật và mỡ động vật đều được biết đến và được sử dụng với mục đích:
- Đây là nguồn sinh năng lượng quan trọng, trong 1gram chất béo thì đốt cháy trong cơ thể cho 9 kcal.
- Có tác dụng trở thành dung môi để hòa tan các loại vitamin như vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K.
- Trong khi đó, dầu thực vật và mỡ động vật còn tham gia vào quá tình cấu tạo của các tế bào và dịch thể của các tổ chức, cấu tạo màng tế bào cũng như các tổ chức liên kết, tổ chức hệ thần kinh và quan trọng hơn cả là tổ chức não bộ.
- Chưa hết, dầu thực vật và mỡ động vật còn giúp cung cấp axit béo cần thiết mà giúp cơ thể không có khả năng tự tổng hợp như omega-3 và omega-6.
- Cuối cùng, dầu ăn thực vật hay mỡ động vật đều có tác dụng tạo hương vị cho món ăn.
Đọc thêm: So sánh giá trị dinh dưỡng của thịt lợn với thịt gà
Về bản chất, mỡ động vật và dầu thực vật đều cần thiết và tốt đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc ăn thừa hoặc ăn thiếu mỡ động vật và dầu thực vật lại có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Bản thân dầu thực vật hay mỡ động vật đều có liều lượng, do đó ăn thừa hay thiếu đều sẽ gặp những vấn đề khác nhau. Cụ thể như sau:
Việc ăn quá ít dầu thực vật hoặc mỡ động vật có thể gây ra một vài ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cụ thể như:
- Gây ra tình trạng thiếu hụt năng lượng trong cơ thể.
- Hơn nữa còn làm mất cân bằng dinh dưỡng, đây là tình trạng làm kích thích cơ thể thu nạp nhiều thực phẩm giàu protein và tinh bột.
- Thiếu hụt vitamin tan trong dầu vì dầu có tác dụng giúp hòa tan các loại vitamin.
- Thiếu dầu hoặc mỡ còn làm thiếu chất béo tham gia vào quá trình sản sinh ra nhiều loại hormon và chất hóa học trong não.
- Thiếu dầu thực vật hoặc mỡ động vật khiến cơ thể không nhận được lượng axit béo cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được như omega-3, omega-6 từ đó gây ra tình trạng suy nhược.
- Tăng nguy cơ mắc ung thư:
Một số nguy cơ mắc ung thư có thể xảy ra như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư ruột... những ung thư này đều có thể xảy ra do cơ thể thiếu hụt axit béo.
- Có thể làm tăng cholesterol và bệnh tim mạch:
Được biết omega-3 có trong mỡ cá, các loại tinh dầu còn có tác dụng cải thiện hàm lượng cholesterol có lợi. Khi đó nếu cơ thể được bổ sung một lượng quá ít chất béo có thể khiến cho hàm lượng cholesterol có lợi HDL giảm xuống và cholesterol xấu LDL như một quy luật tự nhiên sẽ có cơ hội tăng lên.
Ăn thiếu gây nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ, vậy ăn thừa dầu thực vật và mỡ động vật cũng tương tự như vậy. Ăn thừa dầu và mỡ còn có thể làm tăng một số nguy cơ về sức khỏe như:
- Gây ra tình trạng thừa cân, béo phì.
- Có thể làm tăng huyết áp, làm tắc nghẽn động mạch hoặc bệnh tim.
- Làm tăng nguy cơ rối loạn lipid máu.
- Nguy cơ bị đái tháo đường tuýp 2.
Thực tế hiện nay có 4 loại chất béo, tuy nhiên trong đố có 3 loại chất béo có trong tự nhiên và có 1 loại chất béo do con người tạo ra hay còn gọi là chất béo dạng trans.
Các loại chất béo trong tự nhiên gồm:
- Chất béo không bão hòa đơn có trong dầu oliu, các loại hạt và quả bơ...
- Chất béo bão hòa đa gồm có omega-3, omega-6 có trong các loại cá, hạt lanh, quả óc chó, rau xanh, cây họ đậu....
- Chất béo bão hòa có thể tìm thấy trong các sản phẩm động vật như dầu và cọ.
- Chất béo dạng trans đây là chất béo không bão hòa đa xấu và có thể làm giảm hàm lượng cholesterol có lợi, trong khi đó làm tăng hàm lượng cholesterol có hại. Đây là loại chất béo được sử dụng trong các loại sản xuất bánh kẹo, thức ăn nhanh, mì ăn liền hay các loại thực phẩm chế biến sẵn.
Chất béo từ mỡ động vật được biết chủ yếu là từ mỡ thịt lợn có ưu điểm giàu vitamin B và các khoáng chất tốt cho sức khoẻ.
Hơn nữa, mỡ động vật còn giàu vitamin E và giúp thúc đẩy sự hấp thụ canxi của cơ thể.
Chưa hết, mỡ từ thịt lợn còn có chứa cholesterol và lecithin, đây là loại chất mà cơ thể cần. Cholesterol đóng vai trò quan trọng đối với não bộ, thần kinh cũng như sức bền của mạch máu. Điều này cho biết, khi cơ thể thiếu hoặc thừa cholesterol thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Không những thế, thành phần chất có trong mỡ heo còn có tác dụng tham gia vào cấu tạo màng tế bào thần kinh, trong khi đó thì dầu thực vật không có chức năng này.
Trong mỡ các loại cá hồi, các trích còn chứa nhiều omega-3 và omega-6 cần thiết cho cơ thể mà cơ thể không thể tự tổng hợp được.
Mỡ động vật có chứa hàm lượng axit béo bão hòa cao, trong đó có tới 40% axit béo bão hòa và 50 đến 60% là chất béo không bão hòa đơn, 10% chất béo không bão hòa đa.
Dầu thực vật có chứa nhiều axit béo chưa no, chưa bão hòa và không có cholesterol, điều này đồng nghĩa với việc có thể giúp người sử dụng hạ lượng cholesterol xấu trong máu.
Trong đó, dầu thực vật còn chứa nhiều vitamin E và vitamin K.
Đặc biệt, dầu thực vật dễ hấp thụ hơn so với mỡ động vật.
Tuy nhiên, với quá trình chế biến và sử dụng thì dầu thực vật lại dễ bị oxy hóa nên có thể sản sinh ra một số chất không có lợi cho sức khoẻ. Trong khi đó có một số loại dầu thực vật thì tỉ lệ omega-3 và omega-6 thiếu cân đối có thể làm tăng nguy cơ gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Quan trọng khi axit béo chưa bão hòa chứa nhiều nối đôi hơn axit béo bão hòa do làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu nhưng lại làm giảm đồng thời cả lượng cholesterol tốt.
Sau những số liệu cụ thể ở trên thì việc sử dụng dầu thực vật hay mỡ động vật tốt cho sức khỏe còn được khuyến nghị theo từng lứa tuổi khác nhau.
Lưu ý cần quan tâm khi sử dụng mỡ động vật và dầu thực vật: Cần đảm bảo nhiệt độ an toàn khi nấu ăn, không nên tái sử dụng dầu mỡ vì việc tái sử dụng dầu mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ là nguyên nhân làm sản sinh ra các chất độc gây ung thư và gây ra tổn hại tới cơ thể, đồng thời còn làm tăng nồng độ cholesterol xấu.