Chất béo bão hòa là danh pháp sử dụng để gọi những chất béo mà trong mạch cacbon cấu tạo nên phân tử chỉ bao gồm các liên kết đơn, không chứa các liên kết đôi hay liên kết ba.
Loại chất béo này thường xuất hiện trong các chất béo có nguồn gốc động vật như thị, mỡ động vật, bơ, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa. Tuy nhiên, không phải toàn bộ chất béo bão hòa đều có nguồn gốc từ động vật, chúng ta vẫn có thể gặp những loại dầu thực vật là chất béo bão hòa như dầu cọ, dầu dừa,...
>>> Có thể bạn quan tâm: Chất béo là gì?
Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra để đánh giá sự tác động của chất béo bão hòa với cơ thể người khi sử dụng, và đây vẫn là một cuộc tranh luận chưa có hồi kết.
Hầu hết các ý kiến từ những chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ đều cho rằng, chất béo bão hoàn khi sử dụng sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol của cơ thể, đặc biệt là các loại cholesterol xấu (cholesterol trọng lượng phân tử thấp). Vì thế có thể gây nên nhiều vấn đề khác nhau cho sức khỏe người sử dụng, chẳng hạn các vấn đề về tim mạch, tiểu đường,...
Do vậy, những ý kiến này cho rằng nên hạn chế lượng chất béo bão hòa sử dụng hằng ngày, và cần thiết thay thế chất béo bão hòa bằng các loại chất béo không bão hòa để đảm bảo sức khỏe.
Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến tiêu cực về tác động của loại chất béo này đối với cơ thể khi sử dụng thì cũng đã có những nghiên cứu được thực hiện cho thấy loại chất béo này đang bị oan khi cho rằng chúng không tốt với sức khỏe.
Cụ thể, người ta thấy rằng sữa mẹ chứa đến 54% là chất béo bão hòa nhưng lại rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Đồng thời một số nghiên cứu đã chỉ ra không có sự khác biệt về nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì giữa việc sử dụng các loại chất béo. Đồng thời, loại chất béo này còn có nhiều vai trò như cải thiện sức khỏe gan, phổi, hệ xương, phát triển hệ thần kinh,...
Do vậy, để khẳng định sự tác động của loại chất béo này đối với cơ thể là tốt hay là xấu phụ thuộc vào những quan điểm khác nhau, và công việc tiếp tục tìm kiếm các bằng chứng chứng minh những quan điểm này vẫn đang tiếp tục được diễn ra.
Ngày nay, do sự ảnh hưởng từ những lời khuyên đến từ các chuyên gia sức khỏe, truyền thông,... nên rất nhiều người trong chúng ta đang dần loại bỏ chất béo bão hòa ra khỏi thực đơn hằng ngày. Tuy nhiên điều này có tốt như chúng ta vẫn nghĩ?
Thực tế, việc bổ sung chất béo chỉ thực sự tối ưu hiệu quả khi có sự cân đối tỷ lệ giữa các nhóm chất béo sử dụng. Theo các khuyến nghị dinh dưỡng hiện nay, lượng chất béo bão hòa nạp vào cơ thể nên nằm trong khoảng từ 5%-6% năng lượng do khẩu phần cung cấp, tỷ lệ này có thể cao hơn ở trẻ nhỏ và giảm đi ở người cao tuổi mắc bệnh lý về tim mạch.
Đồng thời, trong chế biến thức ăn loại chất béo này được khuyên sử dụng khi cần chiên đồ ăn ở nhiệt độ cao thay vì sử dụng các loại chất béo không bão hòa, bởi chất béo không bão hòa dễ bị biến đổi ở nhiệt độ cao tạo nên các loại chất béo Trans gây hại cho sức khỏe.
Trên đây là một số giới thiệu sơ lược về chất béo bão hòa mà bạn nên biết. Khi sử dụng các loại chất béo bão hòa cho cuộc sống hằng ngày nên đảm bảo sự cân đối về tỷ lệ sử dụng để có sức khỏe khỏe mạnh và tối ưu hiệu quả của việc bổ sung chất béo.