Trong chẩn đoán ung thư túi mật, về lâm sàng thì ung thư túi mật không có một biểu hiện nào giúp nhận biết được. Vì thế mà ung thư túi mật được xem là dạng ung thư không những hiếm gặp mà còn rất khó nhận biết.
Nguyên nhân được chỉ ra là ở giai đoạn đầu ung thư khối u còn chưa lây lan và có kích thước nhỏ nên không gây ra những dấu hiệu đặc trưng. Hầu hết bệnh chỉ được phát hiện khi khám sỏi hay viêm túi mật nhờ chọc mảnh sinh thiết.
Sinh thiết tế bào giúp chẩn đoán ung thư túi mật và rất nhiều loại ung thư khác (Ảnh: Internet)
Một khi ung thư túi mật đã có những biểu hiện cụ thể hơn thì phổ biến nhất là dấu hiệu người bệnh bị đau hạ sườn bên phải. Theo thống kê thì các ca được tìm thấy có đến 3/4 người bệnh đều có dấu hiệu này.
Ngoài ra thì bệnh nhân cũng có thể gặp một số triệu chứng khác như bị vàng da, vàng mắt, sốt, tụt cân nhanh hay chán ăn và buồn nôn. Tuy nhiên thì các biểu hiện này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác làm cho người bệnh chủ quan không thăm khác và khi phát hiện ra thì đã muộn và can thiệp y tế thường không có tác dụng nhiều nữa.
Viêm túi mật mạn tính là bệnh lý dẫn đến ung thư mật nếu không được chữa trị kịp thời (Ảnh: Internet)
Bên cạnh đó thì có khoảng 10% các ca phát hiện ung thư túi mật nhập viện với bệnh lý ban đầu khi chẩn đoán ung thư túi mật lại là viêm túi mật mạn tính hoặc cũng có thể do làm phẫu thuật túi mật tách sỏi,...
Trong chẩn đoán ung thư túi mật, việc khám lâm sàng có thể giúp bác sĩ sờ thấy mảng hoặc khối cứng nằm ở bên phải ở vị trí dưới gan. Khối u này di chuyển đều theo nhịp thở của bệnh nhân. Còn trường hợp thăm khám khi đã có biểu hiện cổ trướng hay gan to thì có thể ung thư túi mật đã bước vào giai đoạn di căn xa.
Nhìn chung thì để bảo vệ sức khỏe của mình thì người bệnh nên thăm khám sức khỏe định kì và ngay khi quan sát thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường. Đó không chỉ là biện pháp phòng tránh ung thư túi mật mà còn là cách phòng tránh nhiều bệnh lý khác.
Dưới đây là một vài bệnh lý về mật có thể gây nhầm lẫn trong chẩn đoán ung thư túi mật bạn nên lưu ý đó là dạng Adenome túi mật, tình trạng ứ đọng cholesterol trong túi mật hay u mỡ, bệnh polyp túi mật.
Ngoài ta thì cũng cần phân biệt ung thư đầu tụy với ung thư túi mật vì khi tế bào ung thư túi mật di căn vào đường mật chính cũng rất dễ nhầm lẫn.
Có 2 phương pháp chẩn đoán ung thư túi mật điển hình, đó là:
- Siêu âm: siêu âm không chỉ là phương pháp chẩn đoán ung thư túi mật mà còn được sử dụng trong hầu hết các chẩn đoán bệnh ý đường tiêu hóa khác.
Siêu âm là một phương pháp chẩn đoán ung thư túi mật phổ biến (Ảnh: Internet)
Theo nhiều báo cáo thì có khoảng 70% những ca mắc ung thư túi mật đều có thể phát hiện được thông qua siêu âm nhờ những biểu hiện như thành túi mật bị dày hay cấu trúc tăng âm, giảm âm hoặc hỗn hợp của túi mật.
- CT scanner: phương pháp chẩn đoán ung thư túi mật này giúp bác sĩ quan sát xem vùng u túi mật có bờ không đều hay không hay việc tế bào ung thư đã di căn vào gan hay chưa.
Bên cạnh 2 phương pháp chẩn đoán trên thì người bệnh khi nghi ngờ có thể thực hiện tầm soát thông qua phương pháp chọc kim sinh thiết khối u. Các bác sĩ cũng khuyên rằng nếu như có điều kiện bạn nên thực hiện siêu âm nội soi. Phương pháp này có độ nhạy cao hơn và cho kết quả chi tiết hơn đối với siêu âm thông thường.
Tóm lại thì chẩn đoán ung thư túi mật là một quá trình thực hiện từ khám lâm sàng cho đến chuyên sâu. Trên đây là một số lưu ý về quá trình trình này. Chúc bạn mạnh khỏe!
Theo Suckhoedoisong