Do những hạn chế về giao tiếp, vận động và trí tuệ nên việc chăm sóc trẻ tự kỷ luôn luôn không hề dễ dàng và đòi hỏi sự kiên nhẫn và nhẫn nại rất cao của bố mẹ hay người chăm sóc.
Chăm sóc trẻ tự kỉ cần sự kiên nhẫn rất lớn (Ảnh: Internet)
Trẻ càng được phát hiện sớm và can thiệp sớm sẽ càng có lợi cho việc điều trị và chăm sóc lâu dài.
Chăm sóc trẻ tự kỷ là một thử thách vô cùng lớn với bất cứ ai. Điều quan trọng nhất khi chăm sóc trẻ tự kỷ là cần tạo dựng cho bé một không gian sống thoải mái, trần đầy tình cảm và sự quan tâm để bé không bị lạc lõng, luôn cảm thấy được che chở ở bên cạnh.
Hãy tạo cho bé một không khí thoải mái, giàu tình cảm (Ảnh: Internet)
Thứ nhất cần mang đến cho trẻ những cảm xúc tình cảm tích cực xuất phát từ tình yêu thương của các thành viên trong gia đình. Hãy coi bé hoàn toàn bình thường như những thành viên khác, giao tiếp cùng với bé liên tục.
Ở một số nước, những phụ huynh có con tự kỷ thường cùng nhau tạo thành một tổ chức để hỗ trợ lẫn nhau. Còn ở Việt Nam chưa có hoạt động này lên con chủ yếu được chăm sóc ở gia đình.
Cần phải xác định rõ những vấn đề mà trẻ mắc phải để có những biện pháp kết hợp điều trị. Nếu bé có các vấn đề về thần kinh, cần phải có sự can thiệp của y khoa. Nếu bé hạn chế về vận động, cần có cách liệu pháp kích thích tích cực.
Trẻ tự kỷ không chỉ có khiếm khuyết mà còn có những điểm mạnh, người chăm sóc trẻ tự kỷ cần phải nhìn thấy những điểm mạnh ở con để giúp con phát huy, từ đó tạo cho con cảm giác làm được những việc có ích.
Trẻ tự kỷ hoàn toàn có thể theo học các kiến thức phổ thông, tuy nhiên cần có những chuẩn đoán y khoa để người dạy có phương pháp phù hợp. Có những đứa trẻ học bình thường đến lớp 8 mới được phát hiện là trẻ tự kỷ vì đó là lúc bé chạm tới giới hạn bị hạn chế của mình.
Trong quá trình học, trẻ tự kỷ gặp rất nhiều vấn đề cần phải đối mặt. Có trẻ có thể đọc lưu loát nhưng lại không có khả năng đặt câu hỏi, có những trẻ có thể đọc số những lại không hiểu ý nghĩa của chúng. Hay đơn giản trẻ biếng ăn không phải do trẻ không muốn ăn mà có thể xuất phát từ những rối loạn ý thức của bé.
Mỗi trẻ tự kỉ cần có phương pháp giáo dục riêng (Ảnh: Internet)
Trẻ tự kỷ không có khả năng bày tỏ được mong muốn một cách trọn vẹn như người khác nên người dạy trẻ cần biết cách lắng nghe và định hướng cho con. Giáo dục cho trẻ tự kỷ không phải nhằm mục đích để học cao hơn mà để giúp các em thu hẹp khoảng cách xã hội, được hòa nhập với cộng đồng nên phương pháp giáo dục cũng có những yêu cầu riêng.
Mỗi đứa trẻ tự kỷ đều không giống nhau và cần có những phương pháp giáo dục riêng biệt. Khi giáo dục cũng như chăm sóc trẻ tự kỷ, người dạy hãy ghi nhớ những nguyên tắc về lắng nghe, thấy hiểu và hướng dẫn trẻ. Tuyệt đối không nên vội vàng và thiếu kiên nhẫn khi chăm sóc trẻ tự kỷ cũng như giáo dục các em.
Phát hiện trẻ tự kỷ càng sớm thì can thiệp càng thuận lợi cũng như khả năng hòa nhập của trẻ với xã hội sẽ cao hơn. Các yếu tố tạo nên sự hiệu quả là tình trạng sức khỏe, hạn chế của trẻ, thời điểm can thiệp và cách hợp tác của người chăm sóc với các chuyên gia y tế.
Chăm sóc trẻ tự kỷ là hành trình dài cần sự kiên trì và thấu hiểu. Bố mẹ hãy luôn lạc quan và tạo dựng cho mình niềm tin để có thể mang lại những hiệu quả chăm sóc tốt nhất cho trẻ nhé.