Với các trường hợp phản ứng không mong muốn xảy ra sau tiêm chủng, chúng ta thường đổ lỗi cho vacxin hoặc đội ngũ cán bộ Y tế mà quên mất rằng cách chăm sóc trẻ sau tiêm phòng cũng vô cùng quan trọng.
1,7 triệu là số trẻ em được tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng mở rộng mỗi năm và hầu hết tất cả các em đều có sức khỏe ổn định, có khả năng phòng ngừa bệnh sau khi tiêm. Chăm sóc trẻ sau tiêm phòng đúng cách sẽ hạn chế những rủi ro sau tiêm chủng và tránh phát sinh những hậu quả so chăm sóc trẻ không đúng cách.
Bố mẹ hãy lắng nghe tư vấn của chuyên gia về Dự án Tiêm chủng mở rộng dưới đây để có những kiến thức cần thiết nhé!
Theo các chuyên gia về y tế trẻ em, ngay sai khi tiêm, trẻ sẽ thấy đau nhức, có thể sưng u cục ở vị trí tiêm phụ thuộc vào cơ địa của trẻ. Hầu hết trẻ có biểu hiện sốt nhẹ (dưới 38.5 độ). Với một số vacxin phòng các bệnh phát ban như sởi, rubella, có khoảng 2% trẻ sẽ bị phát ban trong vòng 7-10 ngày.
Có một số trường hợp có phản ứng mạnh như co giật, tím tái, khó thở sau khi tiêm, đây là những phản ứng nguy hiểm, tuy nhiên rất hiếm xảy ra.
Nguyên tắc chăm sóc trẻ sau tiêm phòng đầu tiên bố mẹ cần ghi nhớ là không tự ý dùng thuốc hạ sốt hay chườm, đắp các loại thuốc, lá, kể cả những mẹo theo kinh nghiệm dân gian lên vết tiêm.
Khi chăm sóc trẻ sau tiêm phòng, bố mẹ hãy duy trì dinh dưỡng đầy đủ và bình thường cho con (Ảnh: Internet)
Hãy đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ diễn ra bình thường, đủ chất, duy trì đủ số lượng các bữa ăn trong ngày. Nên ưu tiên lựa chọn các món cháo dễ tiêu, nhiều rau xanh, không nên ăn các chất tanh trong những ngày này để phòng ngừa nguy cơ dị ứng.
Với các triệu chứng phản ứng sai tiêm chủng, bố mẹ hãy áp dụng những cách xử trí sau đây:
Không cần quá lo lắng khi con sốt nhẹ sau tiêm (Ảnh: Internet)
- Với các triệu chứng được liệt kê vào danh mục triệu chứng thông thường như trẻ quấy khóc, nóng sốt nhẹ, đau nhức, bố mẹ có thể yên tâm chăm sóc con ở nhà.
Nếu con sốt cao hoặc sưng tấy kéo dài hay bố mẹ cảm thấy không yên tâm, hãy đưa con đến cơ sở y tế ngay để được các bác sĩ hỗ trợ, không tự ý xử lý theo cảm tính cá nhân hay các lời khuyên truyền miệng.
Khi đưa trẻ đến cơ sở ý tế để tiêm phòng, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Luôn mang theo sổ theo dõi tiêm chủng của trẻ khi đi tiêm
- Cung cấp cho cán bộ y tế về những phản ứng, dấu hiệu sau tiêm chủng lần trước
Bố mẹ cần cung cấp cho nhân viên y tế đầy đủ về tình trạng sức khỏe của con (Ảnh: Internet)
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ trước khi tiêm, duy trì chế độ dinh dưỡng ổn định, bình thường khi chăm sóc trẻ sau tiêm phòng
- Với các đối tượng trẻ béo phì hay suy dinh dưỡng, bố mẹ không được tự ý bỏ tiêm mà phải đưa con đến cơ sở y tế đúng lịch tiêm để được hướng dẫn của bác sĩ
- Theo dõi con tại cơ sở y tế ít nhất 30 phút, nếu hông có biểu hiện bất thường thì bố mẹ có thể đưa con về, chú ý theo dõi liên tục trong 24h sau tiêm. Ngay lập tức đưa con đến cơ sở ý tế nếu có dấu hiệu bất thường
- Bố mẹ có trách nhiệm thông tin cho cán bộ y tế về những tình trạng sức khỏe đặc biệt của trẻ.
Trên đây là những kiến thức và lưu ý về chăm sóc trẻ sau tiêm phòng chắc chắn sẽ rất hữu ích cho bố mẹ trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho con.