Nhiều người cho rằng, việc bé lớn lên trong bụng mẹ hoàn toàn không chịu sự tác động từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, nhiều bậc phụ huynh chủ quan trong quá trình chăm sóc thai nhi, dẫn đến những hệ quả đáng tiếc sau này cho bé: dị tật bẩm sinh, trầm cảm,...
Ảnh minh hoạ - Nguồn: Internet
Vì vậy, việc duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh là điều cả bố, mẹ và mọi người xung quanh nên làm để bé cất tiếng khóc trào đời trong sự khoẻ mạnh và hạnh phúc.
Hút thuốc lá: Việc hút thuốc lá không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của người hút, mà còn tác động trực tiếp tới những người xung quanh, đặc biệt là đối với thai nhi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thai nhi có bố hút thuốc lá thường xuyên, thậm chí đã cai thuốc từ nhiều năm trước nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn từ trong bụng mẹ. Đối với phụ nữ mang thai, việc hút thuốc lá thụ động có thể dẫn đến nhiều nguy cơ về sức khoẻ sinh sản.
Hút thuốc lá gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi (Ảnh: Internet)
Thường xuyên cãi vã: Thường xuyên xảy ra tranh cãi trong thời gian mang bầu là biểu hiện của sự rạn nứt tình cảm, khiến gia đình luôn trong trạng thái căng thẳng. Đặc biết trong thời gian mang bầu vốn đã nhạy cảm hơn bình thường, người mẹ mang cảm xúc căng thẳng, khó chịu, từ đó khiến thai nhi cũng bị ảnh hưởng theo.
Mẹ bầu bị stress khiến lượng hormone cortisol và dolpamine trong máu tăng cao. Chúng theo nhau thai truyền tới thai nhi. Những đứa trẻ sinh ra bởi các bà mẹ thường xuyên căng thẳng, đời sống hôn nhân không hạnh phúc có nguy cơ cao bị trầm cảm, kém thông minh, chậm nói.
Sử dụng đồ uống có cồn: Đối với việc bố/mẹ lạm dụng đồ uống có cồn hoặc có tiền sử nghiện rượu, con sinh ra nguy cơ sinh con dị tật, chậm phát triển, rối loạn hành vi rất cao.
Trong thời gian thụ tinh, nếu bố/mẹ sử dụng rượu có thể gây ra nhiều rối loạn ở thai nhi.
Sử dụng đồ uống có cồn khi chăm sóc thai nhi là điều nên tránh - Ảnh: Internet
Mẹ bầu nghiện rượu làm tăng khả năng sảy thai, thai lưu. Bên cạnh đó, nếu bé được sinh ra có thể mắc rối loạn do rượu ở thai nhi (FASD) – trẻ bị dị dạng khuôn mặt, chậm phát triển trí tuệ, thiếu cân,...
Tiếp xúc với hoá chất độc hại: Trước khi mang thai hoặc mang thai trong thời kỳ đầu, bố mẹ không nên tiếp tục các công việc phải tiếp xúc trực tiếp với các môi trường độc hại. Nếu do đặc thù công việc, cần có những biện pháp bảo hộ phù hợp để tránh gây ảnh hưởng tới thai nhi.
Một số nghề thường xuyên phải tiếp xúc với hoá chất và môi trường độc hại như: thợ làm tóc, chụp X-quang, bán xăng,.... có khả năng gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ sinh sản.
Bên cạnh đó, phụ nữ khi mang thai cần tránh tiếp xúc trực tiếp với hoá chất tẩy rửa như nước rửa bát, nước lau sàn,... tránh lạm dụng mĩ phẩm. Phụ nữ mang thai tuyệt đối không được tiến hành chụp X-quang.
"Yêu" không đúng cách: Thực tế, việc quan hệ tình dục trong giai đoạn chăm sóc thai nhi được khuyến cáo là nên tránh trong giai đoạn 3 tháng đầu và 2 tháng cuối trước khi sinh để tránh các biến chứng sản khoa như sảy thai, sinh non.
Ngoài ra, việc quan hệ quá thô bạo có thể khiến bé bị kích thích chuyển dạ hoặc rơi vào các tình huống nguy hiểm.
Ăn nhiều đồ tái, sống: Các món ăn kiểu này có thể chứa nhiều loại vi khuẩn như E.coli, Listeria, Salmonell, tiềm ẩn nguy cơ sảy thai, sinh non ở bà bầu.
Đồ ăn chưa được nấu chín ảnh hưởng không tốt cho thai nhi (Ảnh: Internet)
Tổng hợp