Để tìm ra được phương pháp điều trị và chăm sóc răng sâu phù hợp, trước tiên phải xác định được nguyên nhân gây sâu răng.
Sâu răng là bệnh do các loại vi khuẩn tấn công khiến cấu trúc của răng bị phá huỷ. Vi khuẩn gây sâu răng gồm các loài Lactobacillus, Streptococcus mutan và các loài Actinomyces.
Vi khuẩn gây sâu răng thường trực trong miệng và phát triển trong môi trường có các carbohydrate lên men được như đường sucrose, fructose và glucose. Như vậy, nguyên nhân gây sâu răng chủ yếu là do một thói quen sinh hoạt không khoa học (làm sạch răng không đúng cách) cùng một chế độ ăn không lành mạnh (ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường như kẹo, bánh, socola, sữa, nước ngọt,...).
Như đã nói ở trên, vi khuẩn gây sâu răng phát triển mạnh và tạo ra acid trong môi trường có nhiều đường. Tuy nhiên, không phải chỉ có các loại đường nhân tạo (đường tinh luyện) là có khả năng gây sâu răng. Thực tế, đường có trong hầu hết các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày, kể cả các loại đồ ăn lành mạnh như các loại ngũ cốc, hoa quả,...
Carbonhydrate có trong rất nhiều loại thực phẩm (Ảnh: Internet)
Tất nhiên, chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn các loại đường khỏi thực đơn hàng ngày. Điều có thể làm là hạn chế sự tác động của chúng đến răng miệng để bảo vệ sức khoẻ.
Đọc thêm:
- Những thực phẩm giúp điều trị các bệnh về răng miệng
- 9 nguyên nhân khiến răng bị ố vàng, xỉn màu
Đây là một sai lầm tai hại khi chăm sóc răng sâu của các bà bầu, do sợ thuốc gây tê, thuốc giảm đau có thể làm ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Phụ nữ mang thai vẫn nên điều trị và chăm sóc răng sâu (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, các loại thuốc để điều trị sâu răng hiện nay đa phần đều an toàn với thai phụ. Khi bị sâu răng trong thai kỳ, bạn cần tới gặp nha sĩ để tìm ra hướng điều trị phù hợp.
Răng sữa vốn dĩ là răng dễ bị vi khuẩn tấn công hơn do lớp men mỏng hơn răng vĩnh viễn, cộng thêm sở thích ăn đồ ngọt của trẻ thì nguy cơ sâu răng lại càng cao.
Răng sữa bị sâu cũng cần được điều trị (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, nếu răng sữa không được chăm sóc cẩn thận và điều trị kịp thời thì có thể gây ảnh hưởng tới răng vĩnh viễn sau này.
Thực tế, các nha sĩ luôn khuyến cáo mọi người nên sử dụng bàn chải mềm thay cho bàn chải cứng. Lí do là bàn chải cứng có khả năng gây tổn thương đến lợi và men răng. Ngoài ra, bàn chải cũng nên được thay sau mỗi 3-4 tháng.
Sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm để làm sạch kẽ răng (Ảnh: Internet)
Sử dụng tăm sau các bữa ăn đã được chứng minh là có thể gây hại cho lợi (nướu). Thay vào đó, hãy lựa chọn sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng sau khi ăn.
Nhiều người cho rằng, đánh răng nhiều hơn 3 lần trong ngày giúp ngừa sâu răng, bảo vệ sức khoẻ. Tuy nhiên, việc này có thể vô tình làm mòn men răng, dẫn tới các bệnh về răng miệng.
Chỉ nên đánh răng 2 lần mỗi ngày kết hợp sử dụng nước súc miệng (Ảnh: Internet)
Mỗi ngày chỉ nên đánh răng 2 lần vào sáng và tối và súc miệng sau bữa ăn và các thời điểm trong ngày.
Thực tế, ngoài sâu răng, đau răng có thể xuất hiện do răng nhạy cảm, viêm lợi hoặc viêm xoang. Bạn nên tới gặp nha sĩ để xác định nguyên nhân gây đau răng.
Sâu răng có thể gây ra những vết lứt hoặc lỗ hổng trên bề mặt, cần được trám (hàn). Vật liệu dùng để trám răng thường bám rất chắc, khó bung khỏi răng.
Vết trám bị bung có thể là dấu hiệu của các vấn đề ở chân răng (Ảnh: Internet)
Nếu vết trám bị bung ra, rất có khả năng chân răng của bạn đã có vấn đề.
Thực tế, đây vẫn là quan điểm gây tranh cãi. Nhiều chuyên gia cho rằng, vi khuẩn và mảng bám thường sinh sôi mạnh vào ban đêm do nước bọt ít được tiết ra.
Do đó, nếu không đánh răng trước khi ăn sáng, chúng sẽ có khả năng đi thẳng vào dạ dày của bạn.