Đối với người cao tuổi, có rất nhiều vấn đề tổn thương răng miệng cần được quan tâm và khắc phục. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng miệng của người cao tuổi gặp nhiều vấn đề do:
- Tuổi tác. Chải răng không đúng cách, chải răng với lực quá mạnh hoặc ăn các loại thức ăn quá cứng.
- Sâu răng do mắc các chứng khô miệng hoặc các vấn đề vệ sinh răng miệng chưa tốt khiến thức ăn bám vào răng và gây sâu răng.
- Mất răng, đây là việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của người cao tuổi. Mất răng làm giảm sức nhai, ăn uống trở nên khó khăn.
- Tụt nướu, trồi răng là một trong những điều kiện ảnh hưởng xấu tới răng miệng do chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi không đúng cách như chải răng sai kỹ thuật khiến lợi bị mòn. Một số trường hợp tụt nướu xảy ra do viêm lợi, viêm quanh.
Muốn quá trình chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi trở nên hiệu quả, tốt nhất thì mọi người cần lưu ý chế độ dinh dưỡng và thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho người cao tuổi.
- Cần bổ sung các loại rau xanh, trái cây tươi. Đây là những thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất, vitamin cho cơ thể và cho răng lợi. Các loại rau và trái cây tươi còn có tác dụng làm sạch răng sau khi ăn.
- Nên ăn trái cây thay vì ăn các loại bánh ngọt vì bánh ngọt thường dẻo, ngọt và dính. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng sâu răng.
- Nên ăn trái cây tươi sau bữa ăn chính 1 tiếng. Nếu ăn bánh ngọt bạn chỉ nên ăn bánh ngọt vào bữa chính và đánh răng ngay sau đó.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý là cần phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Cần ăn đầy đủ các loại chất cần thiết cho cơ thể như chất đạm có trong thịt, trứng, tôm,... chất béo có trong dầu thực vật,... vitamin có trong các loại trái cây và bổ sung muối khoáng cần thiết cho cơ thể.
- Hạn chế không nên ăn các loại quả cứng và quả nóng hoặc quá lạnh.
- Bổ sung các loại thức ăn chứa nhiều vitamin, khoáng chất là cách chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi khỏe mạnh. Đối với việc bổ sung vitamin, khoáng chất thì nên ăn ít, chia làm nhiều bữa.
- Sau mỗi lần ăn cần phải súc miệng, chải răng, không để thức ăn lưu lại trên lợi. Đây sẽ là nguyên nhân tạo điều kiện cho vi khuẩn bám trong miệng lên men tạo ra chất axit phá hủy men răng dẫn đến đau răng.
- Không sử dụng tăm nhiều và thường xuyên vì có thể gây mòn cổ răng. Đặc biệt khi sử dụng tăm để xỉa răng thì cần cẩn thận nếu để tăm đâm vào lợi sẽ gây tình trạng viêm lợi, đau và sưng.
- Vệ sinh răng cần chải răng đúng cách.
- Đối với người cao tuổi cho dù mất răng vì lý do gì cũng cần đến bệnh viện, gặp nha sĩ để khám và phục hình răng sau đó 1 tháng mà không để lâu. Vì nếu để tình trạng này kéo dài quá lâu sẽ khiến răng bị xô lệch, làm mất khoảng trống của răng đã mất và gây ra tình trạng xáo trộn khớp cắn, khó có thể chải răng sạch.
- Nếu người cao tuổi sử dụng răng giả thì cần giữ vệ sinh răng giả thật kỹ. Nên chải răng giả hàng ngày giống răng thật. Ngoài ra, việc sử dụng răng giả kẻo tháo lắp nên tháo ra lúc nghỉ ngơi hoặc khi đi ngủ để niêm mạc hàm giả được thoáng, máu được lưu thông dễ dàng. Đối với hàm giả tháo ra cần được chùi rửa sạch, ngâm vào ly nước nguôi có nắp đậy.