Theo thống kê, trên thế giới cứ 1.000 người lại có một người mắc bệnh máu khó đông (hay còn gọi là bệnh Hemophilia). Ở Việt Nam ước tính có khoảng 6.000 người mắc bệnh và 30.000 người mang gen Hemophilia, trong đó mới chỉ có khoảng gần 40% bệnh nhân được phát hiện và chăm sóc thường xuyên. Như vậy, còn khoảng 60% bệnh nhân Hemophilia trong cộng đồng chưa được phát hiện, điều trị và chăm sóc người bị bệnh máu khó đông hợp lý.
Để có thể phân loại các dạng bệnh máu khó đông thì ta xuất phát từ nguyên nhân gây bệnh. Các yếu tố gây ra bệnh máu khó đông chính là các yếu tố VIII, yếu tố IX và yếu tố XI hay còn gọi là yếu tố 8, yếu tố 9 và yếu tố 11.
Bệnh máu khó đông chia làm 3 dạng bệnh (Nguồn ảnh: Internet)
Vậy phân loại các dạng bệnh máu khó đông như sau:
- Chứng máu khó đông Hemophilia A: Đây là chứng thường gặp nhất ở các bệnh nhân mắc căn bệnh này. Người bệnh gặp chứng Hemophilia A hay "ưu chảy máu thể A" sẽ bị thiếu yếu tố VIII, từ đó làm máu khó đông. Người bị mắc chứng máu khó đông dạng này thường là tình trạng bệnh khá nặng.
- Chứng máu khó đông Hemophilia B: Người mắc chứng Hemophilia B thường còn gọi là bệnh Giáng Sinh, do trong máu của người bệnh thiếu yếu tố IX. Người bị mắc chứng máu khó đông thể B này thường có tình trạng bệnh từ nhẹ, trung bình cho đến nặng.
- Chứng máu khó đông Hemophilia C: Người bị máu khó đông dạng này thường thiếu yếu tố XI trong máu, số người mắc chứng máu khó đông dạng Hemophilia C thường ít gặp. Đây là dạng khác biệt so với 2 dạng trên và có khả năng gặp ở cả bệnh nhân nam và nữ
Chăm sóc người bị bệnh máu khó đông cần lưu ý:
Người mắc bệnh máu khó đông nên tránh tham gia các hoạt động mạnh (Nguồn ảnh: Sức khỏe môi trường)
- Bệnh nhân Hemophilia cần tránh vận động mạnh để phòng nguy cơ bị ngã, va đập… dẫn đến chảy máu. Khi có hiện tượng chảy máu, cần làm sạch và băng bó vết thương, băng ép vùng tổn thương hoặc chườm đá… Những vết thương nhỏ, vết xước da và chảy máu mũi nên được tác động bằng sức ép tại chỗ. Sau đó, dùng túi chườm đá để làm lạnh vị trí tổn thương nhằm mục đích co mạch và giảm lượng máu bị mất do bị chảy máu. Khi sử dụng túi đá, cần chú ý không được để đá tiếp xúc trực tiếp với da để tránh nguy cơ tổn thương da.
- Nếu bị chảy máu nhiều lần, hệ thống cơ khớp bị phá hủy, bệnh nhân sẽ mắc thêm bệnh khớp mạn tính, cứng khớp và teo cơ. Để dự phòng việc phát sinh các bệnh này, điều cần thiết là phải truyền thêm yếu tố đông máu (được sản xuất từ huyết tương hoặc được tổng hợp bằng công nghệ gen) thiếu hụt định kỳ ngay từ khi bệnh nhân còn nhỏ.
Việc điều trị định kỳ ngay cả khi không chảy máu là một giải pháp tối ưu nhằm hạn chế những tác động xấu của bệnh. Những người mắc bệnh ở thể nặng hoặc thể trung bình, cần được điều trị dự phòng bắt đầu từ 1 đến 2 tuổi (vào thời điểm tập đi, khi bệnh nhân chưa bị chảy máu trong khớp).
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên và khám nha khoa định kỳ nhằm dự phòng các bệnh về răng miệng là cách chăm sóc người bị bệnh máu khó đông tốt nhất.
- Cân bằng giữa các hoạt động thể lực. Tập thể dục thường xuyên. Cơ bắp khỏe hỗ trợ cho khớp và làm giảm số lần chảy máu. Điều này rất quan trọng ở những nơi sản phẩm máu cung cấp không đủ.
Vệ sinh răng miệng cẩn thận, khám răng theo định kì (Nguồn ảnh: Genk)
Những hoạt động như bơi, đi xe đạp, đi bộ giúp cho khớp hoặt động tốt hơn. Không tham gia các môn như đấm bốc, bóng đá, vì có thể gây tổn thương đầu hoặc ngực.
Bệnh máu khó đông là một rối loạn kéo dài suốt cuộc đời và phải phụ thuộc vào yếu tố đông máu thay thế. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị hiện đại, bệnh nhân Hemophilia có khả năng hy vọng vào một cuộc sống tương đối bình thường như những người khỏe mạnh.
Hiện nay, đa số các bệnh viện lớn trên cả nước chưa có khoa riêng để điều trị căn bệnh này, do vậy khi có các biểu hiện chảy máu như trên, người bệnh cần đến Trung tâm Hemophilia (Viện Huyết học – Truyền máu TƯ) để được tư vấn, chẩn đoán, phát hiện chính xác bệnh nhằm đưa ra các phác đồ điều trị kịp thời và có cách chăm sóc người bị bệnh máu khó đông khoa học nhất.
Chăm sóc người bị bệnh máu khó đông cẩn thận là giúp họ có cuộc sống tốt đẹp hơn.