Chăm sóc con nhỏ, mẹ đã biết các giai đoạn phát triển của trẻ chưa?

Chăm sóc con nhỏ, mẹ đã biết các giai đoạn phát triển của trẻ chưa?
Mỗi thời điểm trẻ sẽ có các giai đoạn phát triển khác nhau. Cụ thể, các giai đoạn phát triển của trẻ diễn ra như thế nào?

Trong năm đầu tiên, hiểu rõ các giai đoạn phát triển của trẻ giúp cho phụ huynh có con nhỏ chăm sóc trẻ một cách tốt hơn. Tìm hiểu cụ thể từng giai đoạn phát triển của trẻ ra sao?

1. Các giai đoạn phát triển của trẻ

1.1. Giai đoạn trẻ 1 đến 3 tháng tuổi

Thời gian trẻ mới sinh và phát triển từ 1 đến 3 tháng tuổi là lúc cả cơ thể và não bộ của trẻ đều đang học làm quen với thế giới bên ngoài.

Trẻ từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi sẽ bắt đầu một số thay đổi nhất định như:

- Khoảng thời gian này trẻ có thể học được cách cười cũng như đáp lại nụ cười của mọi người.

- Hình thành phản xạ nâng đầu và ngực lên cao ở trẻ. Đây còn là dấu hiệu cho biết hệ xương của trẻ phát triển tốt.

- Sử dụng đồ vật có thể gây chú ý cho trẻ, khiến trẻ chăm chú nhìn và tập trung.

- Thói quen đưa tay lên miệng của trẻ.

- Tay trẻ có thể nắm chắc các đồ vật ở trong tầm mắt hoặc chạm vào đồ vật.

1.2. Khi trẻ được 4 đến 6 tháng tuổi

Độ tuổi từ 4 đến 6 tháng giúp trẻ học cách tiếp cận các đồ vật xung quanh. trẻ sẽ nắm đồ vật và tạo ra âm thanh hoặc các tiếng nói, tiếng cười rõ nét. Ngoài ra, trẻ còn xuất hiện các hành động như:

- Bé có thể lật qua lật lại và trườn tới vị trí bé muốn.

- Âm thanh rõ hơn.

- Trẻ cười thành tiếng.

- Bé sử dụng tay nắm lấy các đồ vật.

Đọc thêm:

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

Tại sao trẻ cần ăn dặm ở tháng thứ 6 và nguyên tắc khi cho trẻ ăn dặm

Chăm sóc con nhỏ, mẹ đã biết các giai đoạn phát triển của trẻ chưa? - Ảnh 2.

Trẻ ở giai đoạn này đã có thể nắm các đồ vật - Ảnh Internet

1.3. Trẻ từ 7 tháng đến 9 tháng tuổi

Lúc này em bé đã có thể hoạt động cũng như thực hiện di chuyển nhiều hơn khi muốn xác định đến một vị trí nào đó bé có thể lết hoặc bò tới. Thời gian để bé học cách tiến, lùi khi bò sẽ kéo dài khoảng vài tháng.

Tuy nhiên, cũng có một số ít trẻ bỏ qua việc bò mà chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

- Trẻ có thể ngồi chắc mà không cần nhận hỗ trợ từ bố mẹ hoặc vật dụng xung quanh.

- Em bé dễ dàng thực hiện hành động đáp lại các phản ứng quen thuộc.

- Học được cách vỗ tay hoặc chơi các trò chơi như trốn tìm với bố mẹ.

Đây là thời gian não bộ của trẻ đang phát triển mạnh mẽ. Phụ huynh cần chú ý kích thích não trẻ phát triển. Đồng thời, cần bảo vệ trẻ an toàn.

1.4. Trẻ từ 10 tháng đến 1 tuổi

Giai đoạn cuối khi trẻ được 1 tuổi, đây được biết là giai đoạn đánh dấu quá trình chuyển đổi rõ rệt từ trẻ sơ sinh sang em bé. Trẻ có thể học được một số kỹ năng như:

- Có thể tự nắm muỗng và sử dụng thành thạo hơn.

- Bé có thể cầm nắm chắc chắn hơn.

- Cũng có trẻ có thể nói được một số từ đơn giản như cha, mẹ, baba, mama,... Thông thường các bé sẽ nói được 3 từ trước khi tròn 1 tuổi, tuy nhiên cũng còn phụ thuộc vào sự phát triển kỹ năng của trẻ.

Chăm sóc con nhỏ, mẹ đã biết các giai đoạn phát triển của trẻ chưa? - Ảnh 3.

Trẻ có thể ngồi chắc mà không cần nhận hỗ trợ - Ảnh Internet

- Em bé có thể chỉ vào đồ vật khi muốn thu hút sự chú ý của người chăm sóc.

- Một số hành động được bắt chước như: giả vờ nghe điện thoại,...

Trong giai đoạn đầu của trẻ vô cùng quan trọng giúp trẻ hoàn thiện các kỹ năng. Do đó, ngay khi bất thường nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn cụ và can thiệp kịp thời.

Thực tế không có cụ thể thời gian về những thay đổi của em bé, kỹ năng của trẻ. Do đó, nếu trẻ chưa đạt được kỹ năng trong tháng, phụ huynh không nên quá lo lắng.

2. Cách giúp các giai đoạn của trẻ phát triển tích cực

Để trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt, có thể thực hiện một số biện pháp như:

- Dành nhiều thời gian để trò chuyện cùng trẻ.

- Đáp lại bé nếu bé phát ra âm thanh bằng cách lặp lại âm thanh và thêm từ. Đây còn là cách hiệu quả giúp trẻ học được cách sử dụng ngôn ngữ.

- Đọc hoặc hát cho bé nghe.

- Chơi cùng trẻ.

- Đánh lạc hướng trẻ khi em bé đang tiến đến đồ vật không an toàn.

- Tích cực khen ngợi, quan tâm trẻ.

- Nên dành nhiều thời gian âu yếm trẻ.

- Dạy trẻ cách phân biệt ban ngày và ban đêm.

- Xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ phù hợp, đủ dinh dưỡng. Tham khảo thêm bài viết: Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi giúp bé khỏe mạnh, chóng lớn.

- Không chỉ học cách chăm sóc trẻ, phụ huynh khi chăm trẻ cũng cần tự chăm sóc bản thân về cả thể chất lẫn tinh thần để có đủ năng lượng chăm sóc bé tốt nhất.

Chăm sóc con nhỏ, mẹ đã biết các giai đoạn phát triển của trẻ chưa? - Ảnh 4.

Một vài trẻ có thể bỏ qua bước bò - Ảnh Internet

3. Chăm sóc trẻ năm đầu cần lưu ý gì?

Để chăm sóc trẻ tốt nhất trong năm đầu tiên. Phụ huynh cần chú ý một số vấn đề như:

- Đảm bảo môi trường xung quanh cho trẻ vui chơi một cách an toàn.

- Tuyệt đối không lay cổ trẻ, khi trẻ nhỏ cổ của em bé rất yếu, Hành động lay cổ có thể gây những tổn thương tới não trẻ hoặc nguy hiểm hơn là có thể khiến bé tử vong.

- Chú ý trẻ khi trẻ ngủ, có một số trẻ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

- Nếu cho trẻ ngồi ô tô, cần cho trẻ ngồi phía sau và có ghế riêng.

- Khi cho trẻ ăn dặm cần chú ý thức ăn của trẻ. Tìm hiểu thêm qua bài viết: Gợi ý mẹ cách nấu cháo ăn dặm cho bé, tránh phạm phải 4 sai lầm này.

- Không cho trẻ chơi đồ vật nhỏ, tránh để trẻ nuốt phải.

- Khói thuốc ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ, do đó tuyệt đối không hút thuốc, không để trẻ hít phải khỏi thuốc.

- Không cho trẻ chơi đồ vật che mặt.

- Các loại đồ ăn nóng, nước nóng đều cần để cách xa trẻ.

- Chú ý tiêm chủng, phòng ngừa các loại vaccine để bảo vệ sức khỏe trẻ.

Hi vọng các giai đoạn phát triển của trẻ ở trong bài viết trên có thể giúp mẹ có cách chăm sóc và bảo vệ tốt để trẻ phát triển khỏe mạnh cả thể chất lẫn tinh thần.


Tác giả: Nguyễn Hiền