- Thường xuyên bị nhức đầu: Theo thống kê thì một nửa số người có khối u trong não thường hay bị đau đầu. Đau đầu do khối u não thường kèm theo các triệu chứng khác như hắt hơi, nặng đầu, choáng váng.
- Xuất hiện những triệu chứng buồn nôn: Nếu bạn cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa, đặc biệt là vào buổi sáng có thể là một triệu chứng của khối u não. Tuy đây không phải là triệu chứng phổ biến, nhưng vẫn thỉnh thoảng xảy ra, do vậy mà các bạn cũng nên chú ý đến dấu hiệu này.
- Tâm trạng bị thay đổi: Các chuyên gia y tế Mỹ còn cho biết, những người có khối u não đôi khi cũng có những thay đổi tính cách thất thường như bực bội, khó chịu và điều đó làm gián đoạn các hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày.
- Bị động kinh, co giật: đây cũng là một triệu chứng phổ biến của các khối u "tấn công" não bộ.
- Nhận thức bị suy giảm: Những dấu hiệu như mất trí nhớ, khó tập trung suy nghĩ hay tốc độ xử lý của não chậm lại cũng có thể là triệu chứng điển hình của u não.
- Bị suy yếu thị lực và thính giác: Trong trường hợp một số khối u não có thể gây ra rối loạn thị giác và thính giác.
- Xuất hiện những thay đổi vật lý: Ở một số người có khối u não cảm thấy yếu ở một bên cơ thể, trở nên vụng về, mất thăng bằng hoặc hay va chạm vào các vật cản mỗi khi đi bộ.
- Tốc độ nói suy giảm: Người bệnh bỗng dương bị nói chậm hoặc trở nên khó diễn đạt suy nghĩ, cảm xúc cũng có thể xảy ra ở những bệnh nhân u não. Các câu nói có xu hướng lộn xộn và thậm chí kèm theo các từ không liên quan đến vấn đề được đề cập.
Đọc thêm
- Ung thư não sống được bao lâu?
- Những dấu hiệu nhận biết ung thư não không thể bỏ qua
Đối với người bệnh, tâm trạng bi quan và tuyệt vọng chỉ làm cho bệnh phát triển nặng thêm. Vì thế, người nhà phải thường xuyên gần gũi bệnh nhân để làm giảm bớt cảm giác lo âu, tuyệt vọng của họ.
Người chăm sóc cần phải có tâm lý phấn đấu kiên trì thông qua việc giải thích, an ủi để họ thấy có nhiều hy vọng phục hồi.
Sự chăm sóc của người nhà cũng rất quan trọng trong việc giúp bệnh nhân ngăn ngừa lở loét. Cụ thể, cần phải siêng năng làm các việc như: trở mình, lau rửa, xoa bóp, tắm giặt, kiểm tra... Cụ thể là như sau:
- Đối với người bệnh nằm trường kỳ trên giường, chúng ta phải mỗi ngày định giờ thay đổi tư thế nằm của họ. Cứ 2 hay 3 giờ đổi một lần, tối đa không được quá 4 giờ.Lúc đổi thế nằm, phải nâng bệnh nhân lên, tránh động tác lôi kéo hay đẩy mạnh ở chỗ xương nhô cao,…
- Cần phải vệ sinh mặt giường phải bằng phẳng, khô ráo, sạch sẽ, không dính vật nhỏ nào; khăn, mền bị ướt phải kịp thời thay ngay; lúc tiêu tiểu phải giữ cho da khô ráo, lúc dùng bàn cầu phải nâng bệnh nhân lên một cách khéo léo, trên thành bàn cầu tốt nhất nên phủ giấy hay vải mềm để tránh trầy da thịt;
- Phải thường xuyên kiểm tra theo giờ những bộ phận bị đè ép mỗi ngày; dùng nước ấm và khăn lông lau sạch chỗ bị đè ép; nếu da quá khô và lột da thì có thể dùng thuốc mỡ thoa chút ít để tránh nứt da, chảy máu.
- Chán ăn là biểu hiện hay gặp ở các bệnh nhân ung thư do thay đổi tâm sinh lý, do các chất tiết của khối u, của các tế bào miễn dịch và các cơ quan bị tổn thương trong cơ thể và do những tác dụng không mong muốn của quá trình điều trị.
- Suy dinh dưỡng còn do một lượng lớn chất dinh dưỡng bị các tế bào ung thư sử dụng, do tăng cường hoạt động của miễn dịch, do rối loạn chuyển hóa và rối loạn hoạt động của các cơ quan, bộ phận của cơ thể, như hệ thần kinh trung ương, tiêu hóa, nội tiết.
Cũng chính bởi vậy mà đối với người bệnh còn cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng để có thể tăng cường khả năng cũng như hệ miễn dịch cho người bệnh.
Dù người chăm sóc có lên chế độ dinh dưỡng cho người bệnh như thế nào thì cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về chế độ ăn uống của ung thư não trong các giai đoạn của bệnh, phác đồ điều trị và thể trạng của người bệnh. Tuy nhiên, nguyên tắc chung thì như sau:
- Người bệnh cần phải tăng khẩu phần ăn giàu protein so với bình thường như trứng, cá, thịt gà, vịt là những nguồn cung cấp protein tốt cho bệnh nhân ung thư.
- Nên ăn nhiều hoa quả, nhất là đu đủ, dứa, tỏi, rau xanh. Ngoài ra cũng có thể sử dụng vitamin tổng hợp hoặc chất khoáng hằng ngày với liều nhỏ.
- Cũng như trong dự phòng và quá trình điều trị ung thư, nên chế biến thực phẩm bằng phương pháp luộc, hấp nhỏ lửa, không dùng các cách chế biến như nướng, hun khói, rán, tẩm ướp đường vào thịt khi chế biến.
- Ngoài ra người bệnh cần uống đủ nước để bù nước do thay đổi mức chuyển hóa trong cơ thể, cũng như để làm giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư.
Để hạn chế những tác dụng không cần thiết do thực phẩm gây ra thì người bệnh cần phải chú ý:
- Tránh những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi như đậu nấu tái, quá nhiều rau bắp cải, gia vị cay như ớt, hạt tiêu.
- Không bổ sung các chất chống oxy hóa như vitamin A, E, C, Selen dưới dạng thuốc vì các thuốc này thường làm giảm khả năng tiêu diệt tế bào ung thư cũng như không nên dùng vitamin B12.
- Ngoài ra, cũng nên hạn chế ăn thịt, nhất là thịt màu đỏ (thịt trâu, bò, ngựa v.v...), thịt nguội và đồ hộp. Cần từ bỏ thói quen uống rượu, bia, cà phê, thuốc lá và tăng cường hoạt động thể lực.