Chăm sóc bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn cuối

Chăm sóc bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn cuối
Những cơn đau do tế bào ung thư có thể được giảm phần nào nếu người nhà biết cách chăm sóc bệnh nhân ung thư lưỡi giúp giảm nhẹ những triệu chứng và cảm thấy tích cực hơn trong quá trình điều trị.

Khi ung thư lưỡi ở giai đoạn cuối, tỷ lệ chữa trị thành công rất thấp. Nếu không may rơi vào các trường hợp trên, bên cạnh các phác đồ điều trị do bác sĩ đưa ra, bệnh nhân cũng cần tìm hiểu thêm các phương pháp chăm sóc bệnh nhân ung thư lưỡi thích hợp. Điều này sẽ giúp cải thiện tinh thần của người bệnh, giảm nhẹ các triệu chứng đau đớn do quá trình điều trị gây ra.

Dưới đây là một vài phương pháp chăm sóc bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn cuối

1.  Chăm sóc tinh thần và tâm lý ở người bệnh

Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng là phương pháp chăm sóc bệnh nhân ung thư nói chung và chăm sóc bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn cuối nói riêng nhằm nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân và gia đình. Nó được thực hiện qua các phương pháp phòng, điều trị đau, giảm nhẹ liên quan tới tinh thần và thể chất người bệnh.

Chăm sóc giảm nhẹ có thể thực hiện ngay tại nhà. Vai trò của máy móc, bác sĩ được giảm thiểu. Vấn đề cốt yếu sẽ xoay quanh sự thoải mái khi điều trị của bệnh nhân trong mối liên hệ với môi trường xung quanh.

Vai trò của gia đình vô cùng quan trọng trong quá trình giúp người bệnh phục hồi. Khi đối diện với bệnh ung thư, tất cả bệnh nhân đều cảm thấy suy sụp, thất vọng và càng bất an hơn khi trải qua những cơn đau đớn do phương pháp điều trị gây ra. Tâm lý bi quan, mệt mỏi ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị, do vậy người nhà cần chia sẻ nhiều hơn, giúp bệnh nhân cởi bỏ tâm lý tiêu cực và lạc quan đối diện với bệnh tật.

Ngoài ra, người nhà cũng nên chú ý đối phó với một số tác dụng phụ sau điều trị như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật...Những tác dụng phụ do hóa chất gây ra có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và các phần khỏe mạnh khác, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, rối loạn giấc ngủ, ăn không ngon, không có cảm giác thèm ăn, sút cân nhanh.

Những tác dụng phụ này đều được đề cập trước khi bệnh nhân tham gia vào điều trị, do vậy người nhà cần có phương án xử lý và hạn chế những tác dụng phụ này để bệnh nhân tiếp tục điều trị. 

2. Tạo môi trường thoải mái để chăm sóc bệnh nhân ung thư lưỡi

Khi đã chăm sóc bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn cuối, các thành viên gia đình và người thân nên xây dựng một không gian sống thoải mái. Dựa vào từng tình trạng cơ thể và nhu cầu chăm sóc riêng, các bác sĩ có thể đưa ra một vài hướng dẫn.

Cụ thể, một số hành động cụ thể có thể thực hiện:

- Thay đổi vị trí cơ thể bệnh nhân thường xuyên.

- Sử dụng đệm khi ngồi hoặc nằm để bệnh nhân thoải mái.

- Thay đổi ga giường tối thiểu hai lần một tuần. Nếu cần thiết có thể thay đổi thường xuyên.

- Xoay người sang một bên hoặc nâng cao đầu để việc thở trở nên dễ dàng.

- Massage cơ thể nhẹ nhàng để máu được lưu thông.

- Dùng chăn giữ ấm cho cơ thể bệnh nhân. Hạn chế dùng chăn điện vì nguy cơ cháy nổ cao.

- Thường xuyên chia sẻ, an ủi với bệnh nhân.

- Miệng và môi nên được giữ ẩm thường xuyên. Nếu có thể hút, bệnh nhân có thể cho uống chất lỏng bằng ống hút hoặc thìa.

Chăm sóc bệnh nhân ung thư lưỡi cần đáp ứng các yêu cầu vệ sự yên tĩnh, môi trường trong sạch và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cuộc sống cần thiết. Sự di chuyển nhiều trong thời gian ngắn nếu không cần thiết cũng nên hạn chế. Những suy nghĩ tích cực sẽ có lợi cho cả quá trình điều trị lẫn hồi phục.

3. Giảm đau cho cơ thể bệnh nhân ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi sẽ gây ra các cơn đau nặng nề cho bệnh nhân. Hệ quả của nó khiến bệnh nhân gặp các biến chứng như trầm cảm, mệt mỏi, tức giận, căng thẳng hay rối loạn trí não. Vậy nên, người chăm sóc nên chuẩn bị các cách kiểm soát cơn đau do bệnh gây nên.

Cách tốt nhất để giảm đau cho cơ thể là dùng thuốc giảm đau. Sử dụng thuốc thường xuyên nhằm duy trì sự ổn định thuốc trong cơ thể sẽ khiến cơn đau được kiềm chế phần nào. Đây là loại thuốc khá phổ biến không chỉ cho bệnh nhân ung thư lưỡi mà còn rất nhiều bệnh khác hiện nay.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc giảm đau khác nhau. Tùy vào tình trạng sức khỏe bệnh nhân và công dụng của từng loại thuốc, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc thích hợp. Một vài loại thuốc phải tiêm vào tĩnh mạch hoặc dán lên cơ thể, một số khác lại có thể uống trực tiếp.

Bên cạnh đó, một số phương pháp kiểm soát cơn đau khác phổ biến như: châm cứu, thư giãn cơ bắp, các bài tập thở và thiền, yoga, đánh lạc tâm trí khỏi nỗi đau, tắm nước ấm, xem TV, đọc sách, thể dục thể thao,… Các phương pháp này vừa nhẹ nhàng vừa giúp rèn luyện sức chịu đựng của cơ thể.

Nhiều gia đình thường lo lắng không đủ điều kiện để chăm sóc bệnh nhân ung thư lưỡi. Đây là suy nghĩ hoàn toàn thực tế. Bởi quá trình chăm sóc đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và tiền bạc. Chưa kể, kết quả khám chữa bệnh ra sao với những người không có chuyên môn vẫn luôn là một nỗi băn khoăn lớn.

Thực tế vẫn còn nhiều phương pháp chăm sóc bệnh nhân ung thư lưỡi khác nhau có thể thực hiện mà không tốn quá nhiều chi phí. Điều quan trọng là người chăm sóc luốn cần phải kiên trì, lắng nghe và đồng hành cùng bệnh nhân. Mọi dấu hiệu cần chú ý và báo ngay bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời.


Tác giả: Quang Anh