Dưới đây là 4 lưu ý về chế độ ăn uống khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết được ThS.BS Lê Thị Hải, Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến nghị:
Bệnh nhân sốt xuất huyết thường xuyên bị sốt cao nên cơ thể dễ dàng mất nước, vì thế mà nguyên tắc đầu tiên khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết chính là bù nước.
Các chuyên gia cho biết, khi cơ thể bị nhiễm virus Dengue, bệnh nhân có nguy cơ bị thoát huyết tương ra ngoài khiến máu khó đông, mất nước cũng vì thế mà đẩy lên nhanh hơn.
Khi đó người nhà nên cho bệnh nhân uống các loại nước hoa quả ép hay nước trái cây giàu vitamin C như cam, chanh hay bưởi,... hoặc uống điện giải Oresol. Mục đích là để tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế tình trạng mỏng nhẹ thành mạch và nâng cao sức đề kháng đấu tranh với bệnh tật.
Cơ thể người bệnh bị sốt xuất huyết thường chán ăn, hấp thu kém, vì vậy mà khi chăm sóc bệnh nhân bị sốt xuất huyết bạn nên sử dụng các thức ăn dạng lỏng như soup, cháo,... hoặc uống sữa chứ không nên ăn các thực phẩm khô cứng khó tiêu hóa.
Những thực phẩm này sẽ giúp bệnh nhân dễ hấp thu hơn và lại dễ dàng bổ sung dinh dưỡng bằng cách xay nhỏ rau, củ hay các protein như thịt cho vào nấu cùng.
Với trường hợp trẻ em còn đang trong giai đoạn bú sữa mẹ thì mẹ bé hãy tiếp tục cho bé bú nhé. Nguyên nhân là bởi trong sữa mẹ có chứa nhiều thành phần tăng sức đề kháng giúp trẻ giảm sốt.
Với bữa ăn cho trẻ bị sốt xuất huyết thì các mẹ nên tích cực cho trẻ ăn các món ăn có nhiều chất đạm, vitamin A để tăng cường hệ miễn dịch. Bạn có thể chia nhỏ bữa ăn cho bé để giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa khi trẻ đang bị bệnh.
Theo ThS. Hải cho biện, vì sốt xuất huyết là bệnh lý vẫn chưa ó vắc-xin điều trị hay phòng bệnh, vì thế mà chính chế độ dinh dưỡng cùng cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết đóng vai trò rất quan trọng.
Mấu chốt của việc chăm sóc chính là làm tăng sức đề kháng của cơ thể người bệnh hạn chế sự tấn công của các virus Dengue. Những thực phẩm nhiều dầu mỡ gây ra áp lực rất lớn cho dạ dày, khiến bệnh nhân bị khó tiêu. Cũng vì thế mà sức đề kháng không những không được tăng lên mà còn bị giảm đi.
Khi bé bị mắc sốt xuất huyết, dù cho đã cắt sốt và vui chơi như bình thường thì cha mẹ cũng cần phải tuân thủ chế độ ăn uống như bình thường cho trẻ.
Tùy thuộc vào độ tuổi của bé nếu như bé còn đang trong giai đoạn bú mẹ thì cần phải tăng cường dưỡng chất cho cơ thể. Còn với bé đang ăn dặm thì các mẹ cần bổ sung ăn uống theo dạng "trả bữa" để bù lại những tổn hao về dinh dưỡng, sức lực khi bé đang bị ốm.
Có thể đa phần các trường hợp khi mới ốm dậy sẽ cảm thấy ăn uống không ngon miệng, vì thế mà có thể chia bữa chính thông thường thành những bữa nhỏ hơn để hấp thụ tốt hơn.
Một lưu ý nữa là nên thay đổi các món ăn để không bị nhàm chán. Đồng thời khi sau khi bị sốt xuất huyết bạn nên bổ sung nhiều hơn những thực phẩm giàu kẽm, khoáng chất hay các vitamin A để tăng cường sức khỏe.
Trên đây là 4 nguyên tắc về dinh dưỡng khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết. Tất nhiên, tùy vào mỗi trường hợp khác nhau mà cách chăm sóc bệnh nhân bị bệnh cũng khác nhau. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được an tâm hơn.