Theo điều tra của Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 0,7-0,8% trẻ sơ sinh lúc chào đời mắc bệnh tim bẩm sinh. Ở Việt Nam chưa có số liệu chính xác về tần suất tim bẩm sinh trong cộng đồng, song ước tính mỗi năm có 16.000-20.000 trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh. Vậy dấu hiệu nhận biết trẻ bị tim bẩm sinh là gì?
Bệnh tim bẩm sinh là bệnh chiếm đến 90% tổng số các bệnh tim mạch ở trẻ. Tần xuất mắc bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh khoảng từ 0,7 – 0,8%, nam nữ mắc ngang nhau, không có sự khác nhau giữa các chủng tộc, địa dư cũng như điều kiện kinh tế xã hội.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tim bẩm sinh ở trẻ nhỏ. (Ảnh: Internet)
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là những dị dạng bất thường của tim xuất hiện ngay từ khi đứa trẻ mới sinh ra. Bất kỳ một cơ quan nào trong cơ thể cũng có nguy cơ bị dị dạng hay bất thường về cấu trúc nhưng những bất thường về cấu trúc tim mạch là những bất thường đáng chú ý nhất. Hiệu ứng bệnh lý của nó có thể nhân bản theo cấp số cộng và đôi khi có thể khiến trẻ tử vong ngay lập tức mà không thể cứu chữa được.
Tim bẩm sinh là bệnh nguy hiểm nhưng hầu hết nếu được can thiệp sớm sẽ chữa khỏi hoàn toàn, trẻ có cơ hội trở lại với cuộc sống khỏe mạnh. Trẻ mắc bệnh nên được mổ càng sớm càng tốt, tốt ngay sau khi có dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tim bẩm sinh nhất là trước 5 tuổi.
Trong một số trường hợp, trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nhưng không có biểu hiện gì do dị tật không nặng, chỉ tình cờ được phát hiện khi khám sức khỏe hoặc khám vì một lý do khác. Một số dị tật khác cũng hay đi kèm với bệnh tim bẩm sinh như: hội chứng Down, sứt môi – chẻ vòm, thiếu hoặc thừa ngón tay – ngón chân, tật đầu to, đầu nhỏ… Cần đưa trẻ đi khám ngay khi có những dấu hiệu nhận biết trẻ bị tim bẩm sinh bao gồm:
- Trẻ bị tim bẩm sinh nặng thường đi kèm hội chứng down, sứt môi, thiếu hoặc thừa ngón chân, đầu quá to hoặc quá nhỏ so với bình thường thì nên đưa con đi khám để điều trị sớm.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tim bẩm sinh thông qua việc thở và hô hấp của trẻ. (Ảnh: Internet)
- Trẻ bị gặp khó khăn về đường hô hấp như: bị ho, thở khò khè lặp đi lặp lại nhiều lần, thở nhanh lồng ngực bị rút lõm khi hít vào, kèm theo viêm phổi.
- Da xanh xao, môi, ngón chân, đầu ngón tay tím bầm và tím đậm khi trẻ khóc hoặc rặn, trẻ thường ra mồ hôi và lạnh...
- Trẻ bị tim bẩm sinh thường chậm phát triển hơn so với những em bé bình thường khác như: chậm mọc răng, chậm lên cân, chậm biết bò, lật, ăn kém, bú kém…Đây cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ bị tim bẩm sinh.
Trẻ bị tim bẩm sinh vẫn có thể hoạt động, sinh hoạt và học tập bình thường như các bạn cùng trang lứa khác. Tuy nhiên, cha mẹ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm con luôn khỏe mạnh và cần lưu ý những điều sau:
- Giữ ấm cho trẻ khi mùa đông đến, vệ sinh cơ thể sạch sẽ và cho con ăn uống điều độ, đầy đủ dinh dưỡng.
- Không cho con làm việc nặng, chơi quá sức
Cha mẹ lưu ý tránh để trẻ vận động quá sức. (Ảnh: Internet)
- Trẻ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày, nếu phải điều trị hoặc làm các thủ thuật để chữa viêm răng… cần cho con uống kháng sinh để phòng tránh nhiễm trùng.
- Cho con đi khám bác sĩ theo định kỳ, ngay cả khi trẻ đã được phẫu thuật để các bác sĩ có thể theo dõi tiến trình phát triển của bệnh, hiệu quả điều trị cũng như quá trình phục hồi sau khi phẫu thuật.
Cha mẹ đừng coi thường những dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh tim bẩm sinh để có thể phát hiện sớm và điều trị phù hợp mang lại cho con bạn một sức khỏe và cuộc sống tốt nhất.