CDC hướng dẫn xử lý thực phẩm tươi sống, đóng gói và hải sản đúng cách trong mùa dịch COVID-19

CDC hướng dẫn xử lý thực phẩm tươi sống, đóng gói và hải sản đúng cách trong mùa dịch COVID-19
Mặc dù nguy cơ mắc COVID-19 từ việc cầm nắm thực phẩm (kể cả tươi sống và đông lạnh) hay bao bì đóng gói là rất thấp nhưng bạn vẫn cần tuân thủ các bước về an toàn toàn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe trong mùa dịch.

1. Nguy cơ bị nhiễm COVID-19 từ thực phẩm và bao bì đóng gói hay nước uống đã qua xử lý là rất thấp

CDC đã khuyến cáo một số vấn đề liên quan tới nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 từ thực phẩm hay bao bì, cụ thể như sau:

- Nguy cơ nhiễm virus COVID-19 từ thực phẩm mà bạn tự nấu hay cầm nắm, ăn uống đồ ăn tại nhà hàng (hoặc mang đi - take away) được cho là rất thấp. Và tính đến hiện tại, vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy thực phẩm là vật trung gian lây truyền virus COVID-19.

CDC hướng dẫn xử lý thực phẩm tươi sống, đóng gói và hải sản đúng cách trong mùa dịch COVID-19 - Ảnh 2.

An toàn thực phẩm trong mùa dịch vô cùng quan trọng (Ảnh: Internet)

- Nguy cơ nhiễm virus COVID-19 từ bao bì hay túi đựng thực phẩm cũng được cho là rất thấp. Hiện tại chưa có ca nhiễm COVID-19 nào được xác định có phương thức lây nhiễm do chạm vào thực phẩm, đồ ăn, túi đựng, bao bì đựng hàng hóa.

- Dù một số người làm việc trong các cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm đã có kết quả dương tính với COVID-19 tuy nhiên chưa có bằng chứng cho thấy việc người tiêu dùng bị lây lan virus do các công nhân tại cơ sở chế biến đó đã cầm/nắm vào.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên bỏ qua vấn đề An toàn thực phẩm, vệ sinh bếp núc sạch sẽ trong mùa dịch.

2. CDC khuyến nghị một số cách xử lý thực phẩm tươi sống, đóng gói hàng ngày an toàn trong dịch COVID-19

2.1. Đối với thực phẩm tươi sống và thực phẩm đóng gói

Mặc dù nguy cơ là rất thấp nhưng việc tuân thủ các nguyên tắc an toàn thực phẩm luôn là việc quan trọng để có thể giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm thông thường khác

- Thực phẩm đóng gói

+ Sau khi lấy thực phẩm ra khỏi bao bì, túi đựng thì hãy cấp đông hay bảo quản lạnh chúng (thtij gia cầm, trứng, hải sản, thực phẩm dễ hỏng) trong vòng 2 tiếng kể từ thời điểm mua hàng

CDC hướng dẫn xử lý thực phẩm tươi sống, đóng gói và hải sản đúng cách trong mùa dịch COVID-19 - Ảnh 3.

Nguy cơ nhiễm virus từ các sản phẩm thực phẩm, bao bì hoặc túi đựng thực phẩm được cho là rất thấp (Ảnh: CDC)

+ KHÔNG dùng chất khử trùng sử dụng cho các bề mặt cứng như thuốc tẩy trên thực phẩm đóng gói bằng bìa carton hay túi bóng nhựa

+ Nếu sử dụng túi vải để đựng bị bẩn, hãy giặt túi, sấy khô ở nhiệt độ có thể tiêu diệt được vi khuẩn. Nếu chưa biết cách, hãy xem Hướng dẫn khử trùng quần áo, khẩu trang đúng cách.

- Thực phẩm tươi sống

+ Tuyệt đối KHÔNG được rửa thực phẩm bằng xà phòng, thuốc tẩy, nước sát trùng, nước rửa tay khô hay bất kì hóa chất nào khác

+ Với trái cây, rau củ hãy rửa nhẹ nhàng dưới vòi nước lạnh chảy

+ Với những thực phẩm cứng chưa chế biến như dưa chuột, khoai tây,.. có thể chà xát bằng bàn chải kể cả trong trường hợp bạn không có ý định chế biến cả vỏ

+ Nhiều người cho rằng muối, hạt tiêu, dấm hay nước chanh có tác dụng loại bỏ mầm bệnh nhưng điều này không đúng.

- Với thực phẩm giao theo món, giao hàng tận nơi

+ Nhu cầu đặt đồ ăn giao tới nhà, cơ quan,... gia tăng do bùng phát của dịch bệnh. Nếu như bạn đặt đồ ăn hay các thực phẩm đã sơ chế qua để nấu thì cần kiểm tra xem nhiệt độ của thực phẩm bạn đặt đang ở mức nào (đặc biệt là đối với các loại thực phẩm bắt buộc phải bảo quản lạnh) sau khi được giao hàng tới. Những thực phẩm này nên có nhiệt độ khoảng 40oF trở xuống (~ 4,44oC).

+ Cấp đông đối với thực phẩm càng sớm càng tốt, nên làm ngay sau khi nghận hàng

+ Nên thanh toán trực tuyến và lưu ý là "giao hàng không tiếp xúc".

2.2. Đối với thịt, thịt gia cầm và hải sản số lượng lớn

Nhằm đáp ứng sự thay đổi trong các chuỗi cung ứng thực phẩm thì nhà hàng, cơ sở sản xuất thịt, hải sản bắt đầu tăng công suất và cung cấp với nơi mua một số lượng lớn. Mặc dù chưa có bất kì bằng chứng nào cho thấy thực phẩm có thể lây lan virus COVID-19 nhưng vẫn còn một vài điều quan trọng khác khi mua thực phẩm như thịt, hải sản theo số lượng lớn.

- Vi khuẩn có hại có thể phát triển rất nhanh từ 41oF đến 140oF (tương đương khoảng 5oC - 60oC). Vì thế, nếu bạn mua một lượng lớn thịt và hải sản thì cần mang theo thiết bị làm lạnh hay các túi đá có khả năng giữ nhiệt <5oC trong khi vận chuyển.

CDC hướng dẫn xử lý thực phẩm tươi sống, đóng gói và hải sản đúng cách trong mùa dịch COVID-19 - Ảnh 4.

Túi đá, túi giữ nhiệt lạnh giúp thực phẩm khó bị hỏng (Ảnh: CDC)

- Đừng bao giờ để thịt, hải sản cần được bảo quản lạnh bên ngoài nhiệt độ phòng khoảng 2 tiếng; nếu nhiệt độ không khí ở trên mức 90oF (~ 32oC) thì không nên để bên ngoài quá 1 tiếng.

- Khi về tới nhà cần nhanh chóng bỏ tủ lạnh, cấp đông hoặc chế biến ngay.

- Với những trường hợp bao bì, túi gói đựng hàng bị rò rỉ thì cần mang thêm các dụng cụ hỗ trợ đựng, chứa khac như hộp, thùng,... có thể dễ dàng vệ sinh và sạch sẽ. Ngoài ra, đừng quên rửa kĩ các bề mặt có nước bị rò rỉ r bằng xà phòng nước nóng hay các dung dịch tẩy chuyên dụng.

3. COVID-19 và vấn đề sức khỏe dinh dưỡng

Nhìn chung, để chống lại các căng thẳng có liên quan tới đại dịch bạn nên có một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Các thực phẩm hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch không phải là thực phẩm điều trị COVID-19, có thể tham khảo như kẽm, vitamin C, vitamin D.

CDC hướng dẫn xử lý thực phẩm tươi sống, đóng gói và hải sản đúng cách trong mùa dịch COVID-19 - Ảnh 5.

Để chống lại các căng thẳng có liên quan tới đại dịch bạn nên có một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng (Ảnh: Internet)

Khi mua thực phẩm đóng hộp cần xem kĩ nhãn mác trên hộp và nên ăn đúng cách để không dung nạp quá nhiều muối dùng để bảo quản thực phẩm đóng hộp.

Nên ưu tiên ăn hoa quả, trái cây, các chất đạm ít béo và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế ăn thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ.

Để yên tâm hơn, Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên về thực đơn lành mạnh trong mùa dịch COVID-19.

Nguồn dịch: https:/cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/daily-life-coping/food-and-COVID-19.html


Tác giả: Kim Phụng