Tuy nhiên, về bản chất thì tình trạng đột quỵ có thể tránh được nếu như có các biện pháp chăm sóc sức khoẻ đúng cách.
Thực tế cho thất rằng có ới hơn 80% số trường hợp bị đột quỵ có thể phòng ngừa. Vì vậy, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã đưa ra một vài vấn đề cụ thể nhằm tránh được tình trạng đột quỵ như sau.
Một vài thói quen hàng ngày xấu có thể làm gia tăng nguy cơ bị đột quỵ đáng kể.
Đọc thêm:
- Ăn uống không khoa học, thiếu lành mạnh bạn có thể mắc những bệnh gì?
- Ăn ít, vận động nhiều là lời khuyên tai hại để giảm cân, giống như những điều dưới đây
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho biết rằng: Trong chế độ dinh dưỡng khi ăn một chế độ ăn giàu chất béo bão hoà hoặc chất béo chuyển hoá và cholesterol có liên quan đến đột quỵ, các bệnh liên quan như bệnh tim mạch.
Không những thế, khi thực hiện chế độ ăn uống không lành mạnh, với chế độ ăn giàu natri thì còn làm gia tăng một số bệnh lý như huyết áp cao, đây là yếu tố nguy cơ chính gây ra tình trạng đột quỵ.
Trong khi đó Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cũng đưa ra cảnh báo rằng: "Không hoạt động thể chất đầy đủ có thể dẫn đến các tình trạng sức khỏe khác có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Những tình trạng sức khỏe này bao gồm béo phì, huyết áp cao, cholesterol cao và bệnh tiểu đường".
Vì vậy, để giảm nguy cơ đột quỵ cũng như các vấn đề về sức khoẻ khác có thể xảy ra, các chuyên gia gồm Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đưa ra lời khuyên rằng ít nhất mỗi tuần nên dành 150 phút để tập thể dục hoặc thực hiện các hạot động thể dục thể thao ở cường độ vừa phải.
Hoặc có thể tập 75 phút mỗi tuần với các hoạt đông thể dục thể thao mạnh. Lưu ý rằng thời gian 150 phút/tuần hoặc 75 phút/tuần cần được trải đều trong tuần để đem lại hiệu quả cải thiện sức khoẻ.
Cụ thể, các hoạt động cường độ vừa phải bao gồm đi bộ nhanh, đạp xe nhẹ nhàng, làm vườn và khiêu vũ. Trong khi đó các hoạt động mạnh bao gồm chạy, bơi lội, đạp xe và chèo thuyền.
Rõ ràng béo phì không chỉ là nguyên nhân làm gia tăng các vấn đề về sức khoẻ mà béo phì còn là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.
Trình trạng béo phì được xác định khi bạn có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên.
Béo phì còn là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tiểu đường và huyết áp cao, hai tình trạng làm tăng nguy cơ đột quỵ. Béo phì cũng có liên quan đến cholesterol cao và chất béo trung tính cao (chất béo trong máu), có thể làm cứng động mạch, khiến bệnh tim mạch dễ xảy ra hơn.
Thói quen tiêu thụ quá nhiều rượu thực sự không phải thói quen tốt đối với sức khoẻ. Việc tiêu thụ quá nhiều rượu còn là nguyên nhân làm gia tăng mức chất béo trung tính trong máu và có khả năng làm cứng động mạch, đồng thời góp phần gây ra tình trạng đau tim hoặc cơn đột quỵ xuất hiện.
Hơn nữa, uống nhiều rượu còn là nguyên nhân có thể làm gia tăng huyết áp và tăng nguy cơ gây tình trạng đột quỵ.
Để giảm được các nguy cơ xảy ra cơn đột quỵ cũng như các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng khác của cơ thể. Các chuyên gia cho biết rằng chỉ nên uống rượu ở mức độ vừa phải. Đối với phụ nữ mỗi ngày chỉ nên uống 1 ly, trong khi đó nam giới chỉ nên uống 2 ly/ngày.
Uống rượu vừa đủ có thể đem đến lợi ích cải thiện sức khoẻ nhưng lạm dụng lại không phải cách hay để bảo vệ sức khoẻ.
Thuốc lá từ xưa đến nay vẫn được biết gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ con người. Trong khi đó khói thuốc lá có chứa hàng nghìn chất độc. Khi hít phải, chúng có thể làm hỏng tim và thành động mạch, làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Đồng thời, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cung cho biết: "Chất nicotine trong thuốc lá làm tăng huyết áp và carbon monoxide từ khói thuốc lá làm giảm lượng oxy mà máu của bạn có thể mang theo".
Đặc biệt CDC còn lưu ý thêm rằng việc hít phải khói thuốc lá thụ động cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh chứ không chỉ riêng người hút thuốc lá mới mắc bệnh.
Nguồn tham khảo: https://www.eatthis.com/news-everyday-habits-increase-stroke-risk-cdc/