Nước vối có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Lá, thân, nụ vối đều có thể hãm với nước sôi, để nguội dùng làm nước uống. Lá vối có thể dùng để hỗ trợ điều trị một số bệnh. Vậy cây vối trị bệnh gì?
Vối là loài cây thân gỗ, có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Myrtaceae (cây sim).
Cây vối cao trung bình từ 5 đến 6 mét nhưng cũng có những cây cao tới 10, thậm chí là 15 mét. Vỏ cây màu nâu xám, nứt dọc cuống lá dài.
Lá vối hình bầu dục màu xanh nhạt có đốm nâu, mọc đối xứng hai bên. Vối là loài cây có hoa hình chùy, mọc thành từng cụm.
Các cụm hoa vối thường mọc ở sát phần cuống lá đã rụng. Hoa này có màu lục nhạt hoặc trắng. Quả vối rất nhỏ, đường kính chỉ từ 6 đến 10mm, có màu xanh, khi chín thì mang màu sim tím, nhiều nhựa.
Nhìn chung cả lá vối, cành vối non và nụ hoa đều có mùi thơm dễ chịu. Chúng được hái, rửa sạch (có thể phơi khô) và dùng để hãm trà uống.
Cây vối thường được trồng ở vườn nhà, bờ ao khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Cây vối cũng có mặt ở nhiều quốc gia khác nhau như nước như: Trung Quốc, Campuchia, Lào, Ấn Độ. Ngoài ra vối có thể được tìm thấy ở một số nước có khí hậu Nhiệt đới Châu Á, các khu vực Bắc Australia cũng xuất hiện loài cây này.
Dựa vào đặc điểm nhận dạng mà chúng ta chia cây vối thành hai loại là: cây vối nếp và cây vối tẻ
Cụ thể như sau:
- Cây vối nếp (còn có tên gọi khác là vối kê): lá của loại vối này màu vàng xanh, kích thước chỉ nhỏ hơn bàn tay một chút.
- Cây vối tẻ: lá của loại vối này to hơn bàn tay, màu xanh sẫm. So sánh về mùi vị thì vối tẻ không cho mùi thơm và vị ngọt đậm đà được như vối nếp.
Thành phần của lá vối có nhiều vitamin và khoáng chất, các chất kháng sinh có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây ra các bệnh. Mùi thơm của lá khá dễ chịu vì chúng có chứa khoảng 4% tinh dầu.
Ngoài ra, các bộ phận khác của cây vối như cành non, nụ vối chứa nhiều sterol và các chất béo có lợi cho cơ thế.
Việc uống nước lá vối mang lại rất nhiều công dụng cho sức khỏe. Dưới đây là một vài lợi ích đối với cơ thể sau khi hấp thụ nước vối.
Nước vối là loại nước có thể uống quanh năm, nhiều người còn có thói quen dùng thay cho nước lọc, nhất là khi tiết trời nắng nóng, nhu cầu được giải khát tăng cao.
Uống nước vối giúp cơ thể thanh nhiệt, lợi tiểu, đào thải được nhiều độc tố qua đường tiết niệu.
Lá vối được sử dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc cải thiện tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy. Hoạt chất tanin trong lá vối có tác dụng kháng khuẩn, giúp bảo vệ niêm mạc đường ruột.
Mọi người có thể sử dụng nước vối thường xuyên để cải thiện tình trạng mỡ máu; bởi beta-sitosterol có trong cây vối có tác dụng đưa các chỉ số mỡ xấu và mỡ tốt về mức ổn định trong quá trình điều hòa chuyển hóa cholesterol trong máu.
Uống nước vối đều đặn mỗi ngày là một trong những bí quyết giảm cân dễ dàng, hiệu quả lại tiết kiệm.
Nếu bạn kết hợp phương pháp luyện tập thể dục với việc uống nước vối thường xuyên, lượng mỡ thừa, đặc biệt là mỡ vùng bụng sẽ được đào thải đáng kể.
Người bệnh đại tràng do nhiễm khuẩn có thể uống nước vối để hỗ trợ điều trị bệnh. Salmonella, Streptococcus là các kháng sinh thực vật có trong lá vối, giúp bài trừ những vi khuẩn có hại.
Tinh dầu có trong lá vối có tác dụng kháng khuẩn nhưng lại không tiêu diệt những lợi khuẩn bên trong đại tràng. Chưa kể hàm lượng tanin cũng giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng.
Nước vối có thể hỗ trợ các bệnh nhân điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan, vàng da. Uống nước vối thường xuyên sẽ làm tăng hiệu quả thải độc tố ra khỏi cơ thể, giảm gánh nặng cho gan, giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ.
Nước vối tươi được đánh giá có tác dụng sát khuẩn, hỗ trợ điều trị mụn nhọt, nấm ngứa và các bệnh ngoài da nói chung.
Với hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, cây vối nằm trong danh sách những loại thảo mộc có khả năng phòng ngừa các biến chứng cho người bệnh tiểu đường như: xơ vữa động mạch, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não …
Những bệnh nhân mắc chứng đái tháo đường có thể uống nước vối hoặc nước hãm từ nụ của cây vối hàng ngày để duy trì lượng đường huyết trong cơ thể ở mức độ ổn định.
Với các trường hợp mẩn ngứa, dị ứng, chốc đầu, có thể nấu nước lá vối để tắm và gội đầu. Tính kháng khuẩn trong loại lá này sẽ giúp phục hồi các vùng da mẩn ngứa, tổn thương và điều trị chốc đầu hiệu quả.
Lưu ý, cây vối chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý, không có tác dụng thay thế chỉ định điều trị của bác sĩ. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt những người có bệnh lý đi kèm.
Nước vối giúp phụ nữ mang thai hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn nên mẹ bầu hoàn toàn có thể uống được.
Việc uống nước vối sẽ giúp các bà bầu bổ sung vitamin và các khoáng chất. Bạn sẽ cảm thấy ăn ngon miệng hơn, đảm bảo sức khỏe và thể chất cho cả mẹ và bé. Chưa kể, nước vối còn có tác dụng lợi sữa cho mẹ sau sinh.
Cây vối luôn được xem là loại thảo mộc an toàn, lành tính. Bạn có thể yên tâm uống nước hãm từ loại cây này. Việc uống nước vối trong thời gian dài không hề gây hại cho cơ thể nếu được sử dụng đúng cách.
Trong lá vối tươi có tính kháng viêm và kháng khuẩn rất mạnh, thậm chí có thể gây mất cân bằng giữa các loại vi khuẩn có lợi và có hại khuẩn trong cơ thể. Để phòng tránh trường hợp này, bạn nên sử dụng lá vối khô nếu muốn uống loại nước này hàng ngày.
Nước vối tuy rất có lợi cho cơ thể nhưng cần uống đúng cách để không mang đến những tác dụng phụ. Cụ thể:
- Không uống quá nhiều nước vối mỗi ngày: Một ngày, mỗi người chỉ cần uống một ly, nhằm phòng tránh ảnh hưởng hệ bài tiết.
- Không uống nước vối khi đói: uống nước vối khi đói sẽ bị mệt mỏi và choáng váng vì lúc này hệ tiêu hóa bị kích thích và nhu động ruột tăng lên.
Trên đây là những giải đáp thắc mắc về vấn đề "Cây vối trị bệnh gì?". Có thể nói, cây vối khá lành tính và có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, cần kết hợp thêm chế độ ăn uống, chế độ tập luyện với việc uống nước vối để gia tăng hiệu quả trong quá trình điều trị. Khi sử dụng nước vối thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, nên ngưng sử dụng ngay.