Cây tầm bóp có tác dụng gì? Những bài thuốc tốt cho sức khỏe con người

Cây tầm bóp có tác dụng gì? Những bài thuốc tốt cho sức khỏe con người
Cây tầm bóp một loại rau dại mọc hoang có thể dễ dàng tìm thấy ở vùng nông thôn. Nhưng ít ai biết rằng, đây còn là một vị dược liệu quý với nhiều công dụng, đặc biệt được chú ý bởi khả năng hỗ trợ bệnh ung thư. Vậy cây tầm bóp là cây gì? Có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe?

Cây tầm bóp còn có tên gọi khác là thù lù cạnh, cây lồng đèn, cây bôm bốp, bùm bụp. Đây là một loại cây thân thảo, thuộc họ cà. Có nguồn gốc từ châu Mỹ nhiệt đới và mọc hoang ở nhiều nơi.

1. Cây tầm bóp là cây gì?

Loại cây này có thân thảo, cao từ 30-50 cm và dễ dàng tìm thấy ở đồng lúa, ven đường… Cây có khả năng phát triển mạnh mẽ trong môi trường đất màu mỡ, ẩm ướt và thoát nước tốt. Hoa cây tầm bóp có hình dáng như hoa cà, màu trắng ngà có nhụy vàng. Đài hoa hình chuông, màu xanh, bao xung quanh bởi lớp lông tơ mịn ở bên ngoài. Một số hoa còn có thể có những chấm tím ở gốc.

Đặc biệt nhất của loại cây này là quả quanh năm. Khi còn non, quả thường có màu xanh nhưng sẽ chuyển dần sang màu cam. Bao bên ngoài quả là một lớp đài có hình dáng giống như lồng đèn do đó còn có tên gọi khác là cây lồng đèn. Khi bóp vỡ quả này sẽ có tiếng kêu lốp bốp và sẽ thấy nhiều hạt nhỏ li ti vàng nhạt bên trong. Quả cũng nhiều nước, có hương vị đặc biệt, thỉnh thoảng có vị đắng.

Tất cả các bộ phận của cây tầm bóp là rễ, thân, lá, quả đều có thể sử dụng được. Sau khi thu hoạch có thể dùng tươi trực tiếp hoặc phơi khô dùng dần. Trong loại cây này có chứa nhiều các hoạt chất tốt như chất béo, alkaloid, protein, cacbohydrat, chất xơ, vitamin A, C…

2. Phân biệt cây tầm bóp và cây lulu

Cây tầm bóp chỉ có một loại nhưng rất dễ nhầm lần với cây có độc - lulu đực do lá và thân có nhiều điểm tương đồng. Loại cây này có vị đắng, hơi ngọt, chứa ít độc, tính hàn và chức năng thanh nhiệt, lợi tiểu. Ở phần quả xanh của cây này có nhiều độc tố Solanin còn lá chứa chất Nitrate.

Những thành phần này có hàm lượng nhỏ nên không gây các tác động nguy hiểm nếu lỡ dùng một lượng nhỏ. Tuy nhiên nếu ăn phải lượng lớn thì sau 6 – 12 giờ cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, rối loạn hô hấp.

Để nhận biết chỉ có thể xem những điểm khác biệt so với cây tầm bóp như thân cành phủ lông, lá mọc đơn lẻ, hoa chỉ nở từ tháng 6 – 10. Hoa mọc thành chùm thường có từ 3 bông, quả chín màu đen hay tím.

Cây tầm bóp

Tất cả các bộ phận của cây tầm bóp đều sử dụng được (Nguồn: Internet)

    2. Cây tầm bóp có tác dụng gì?

    Trong loại cây này chứa một lượng lớn vitamin C, giúp loại bỏ các gốc tự do có thể làm hỏng các mạch máu, từ đó ngăn ngừa được các vấn đề về tim. Bên cạnh đó, thành phần này cũng làm giảm lượng cholesterol trong máu, giúp phòng tránh được các bệnh lý liên quan tới hàm lượng độ cholesterol cao như bệnh đột quỵ.

    Phòng tránh tổn thương mô cơ

    Vitamin C có trong cây tầm bóp giúp cơ thể phòng tránh đau nhức và tổn thương ở các mô cơ sau khi vận động.

    Cây tầm bóp có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư

    Nếu nạp một lượng thực phẩm giàu vitamin C trong cây tầm bóp thì có thể điều trị được các căn bệnh ung thư như ung thư ruột kết, ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư miệng.

    Ngoài ra, một số hợp chất có trong cây tầm bóp có thể phòng chống và tiêu diệt các tế bào ác tính phát triển trong cơ thể, thậm chí giúp thu nhỏ khối ung thư.

    Giúp sáng mắt

    Bên cạnh vitamin C, lượng vitamin A trong cây tầm bóp sẽ giúp phòng tránh khô mắt, giúp mắt bạn sáng, thích nghi tốt hơn. Không chỉ thế, nó còn giúp giữ cho võng mạc khỏe mạnh, ngăn ngừa nguy cơ đục thủy tinh thể.

    Điều trị cảm lạnh, giúp hạ sốt

    Cảm lạnh và ho là triệu chứng đầu tiên cho thấy hệ thống miễn dịch suy yếu. Do đó, để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị cảm lạnh, hãy nạp vào cơ thể một lượng cây tầm bóp để bổ sung đủ lượng vitamin C mỗi ngày. Bên cạnh đó, cây còn giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn và tăng khả năng chống nhiễm trùng cơ thể.

    Điều trị tiểu đường, sỏi tiết niệu

    Cây tầm bóp cũng đã được chứng minh là có thể hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường vì nó giúp tăng insulin trong máu. Vitamin A có trong cây cũng giúp sản sinh lượng canxi photphat góp phần ngăn ngừa sỏi tiết niệu.

    Cải thiện hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng và chữa lành vết thương

    Cả vitamin A và vitamin C đều là những chất nâng cao miễn dịch. Hai chất này đều có thể hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng, đồng thời nâng cao các tế bào bạch cầu hoạt động trong cơ thể.

    Cây tầm bóp

    Hình ảnh cây tầm bóp và quả tầm bóp (Nguồn: Internet)

    3. Các món ăn chế biến từ cây tầm bóp

    Cây tầm bóp có ăn được không? Rau tầm bóp có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon nhưng đồng thời cũng là bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Rau có vị hơi đắng nhưng mát và thanh nhẹ. 2 món ăn bạn có thể làm tại nhà là:

    - Rau tầm bóp xào tỏi

    Chuẩn bị

    Đem cây nhặt bỏ lá hỏng, rửa sạch, để ráo nước

    Dầu ăn, gia vị

    Tỏi

    Cách làm

    Bước 1: Luộc qua rau để giảm vị đắng và chát.

    Bước 2: Băm nhỏ vài tép tỏi, phi thơm cùng dầu nóng cho dậy mùi thơm. Khi tỏi bắt đầu vàng giòn thì cho rau vào chảo, đảo đều tay với lửa to trong khoảng 5 phút.

    Nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp.

    - Canh rau tầm bóp nấu cua đồng

    Chuẩn bị

    Nhặt bỏ lá sâu, rửa sạch, để ráo

    Cua đồng

    Gia vị, hành tím

    Cách làm

    Rửa sạch cua, lột mai, bỏ yếm. Tiếp đó cho cua vào máy xay nhuyễn (hoặc giã nhuyễn bằng chày), sau đó hòa với nước sạch rồi lọc hỗn hợp vào nồi qua một cái rây.

    Bước tiếp theo, hòa cùng ít muối vào nước lọc cua, đun tới khi nước sôi mạnh và thịt cua đóng thành miếng gạch. Sau đó để nồi sôi ở lửa nhỏ 5 phút cho gạch cua đóng chặt, sẽ hạn chế bị vỡ.

    Tiếp đến cho rau vào, dùng đũa đẩy rau xuống dưới, tránh đụng vào váng gạch cua để không bị vỡ. Chú ý trong lúc đun vẫn mở nắp nồi để rau được xanh. Nêm nếm vừa ăn. Rau chín thì tắt bếp.

    Cây tầm bóp

    Quả nhiều nước, có hương vị đặc biệt (Nguồn: Internet)

    4. Bài thuốc từ cây tầm bóp

    Chữa bệnh da liễu

    Với tính mát giúp giải độc, thanh nhiệt, sát khuẩn mạnh nên loại cây này được áp dụng trong việc chữa bệnh da liễu. Người có các triệu chứng như nổi ban đỏ, viêm da dị ứng, thủy đậu... có thể áp dụng bài thuốc:

    Thuốc uống: Dùng khoảng 50g cây tầm bóp tươi hay 15g đã sấy khô, sắc cùng 500ml trong 20 phút. Thành phẩm được khoảng 200ml nước và sử dụng trong ngày, uống liên tục cho tới khi khỏi bệnh.

    Thuốc đắp ngoài da: Hái một nắm lá cây tầm bóp, rửa sạch, ngâm vào nước muối pha loãng, để ráo nước rồi nghiền nát, đắp trực tiếp vào vết thương ở da.

    Chữa bệnh tiểu đường

    Rửa sạch tất cả 20 – 30g rễ tầm bóp tươi, 1 quả tim lợn, chu sa rồi cắt nhỏ, cho vào nồi đun trong khoảng 20 phút. Lấy nước uống mỗi ngày một lần và sử dụng liên tục trong 5 – 7 ngày.

    Nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật

    Nấu hoặc luộc lá và đọt non ăn thay rau trong các bữa chính. Mỗi tuần nên sử dụng 2 -3 lần để tăng cường thể trạng, ngăn ngừa ung thư...

    5. Các câu hỏi thường gặp về cây tầm bóp

    Cây tầm bóp hỗ trị chữa bệnh tiểu đường không?

    Không chỉ để ăn như rau thông thường mà tầm bóp có khả năng hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường. Trong cây này cũng chứa nhiều chất béo, chất đạm, vitamin C, khoáng chất. chất xơ đều là những chất tốt cho cơ thể.

    Cách trồng cây tầm bóp

    Trước khi mang đi trồng, bạn có thể mang hạt giống cây tầm bóp ngâm nước ấm 2 - 4 tiếng nhằm mục đích hút nước. Tiếp theo, đem gieo hạt, tưới ẩm và che kín để hơi ẩm không bị thoát ra ngoài. Sau 7-14 ngày hạt sẽ bắt đầu nảy mầm. Khi những chiếc lá non bắt đầu xuất hiện, hãy chuyển sang chậu nhỏ và đặt ở vị trí có nhiều ánh sáng và không gian thoáng mát.

    Lúc này hãy tưới nước vừa phải, đủ ẩm cho cây. Khi cây phát triển đủ lớn thì có thể chuyển sang chậu lớn hoặc trồng ở vườn. Sau 80 ngày bạn có thể thu hoạch quả. Dấu hiệu để nhận biết quả chín là phần vỏ bên ngoài sẽ có màu nâu nhạt và quả rơi xuống đất.

    Cây tầm bóp tắm cho trẻ sơ sinh

    Nếu bé bị rôm sảy bạn có thể sử dụng cây tầm bóp tươi để tắm hàng ngày. Điều này sẽ giúp cơ thể trẻ không còn bị ngứa ngáy, các nốt mẩn đỏ sẽ nhanh chóng hết. Để tắm, bạn hãy chọn những cây tầm bóp còn tươi sau đó chắt lọc lấy nước và tắm hàng ngày.

    Cây tầm bóp không đơn thuần là rau mọc hoang mà là vị thuốc Đông y quý với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên khi dùng, bạn cũng cần tìm hiểu thông tin về loại cây này để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe.


    Tác giả: Trang Lê