Cây ngải cứu có giúp giảm đau khớp do thay đổi thời tiết không?

Cây ngải cứu có giúp giảm đau khớp do thay đổi thời tiết không?
Cây ngải cứu (Artemisia absinthium) là một loại thảo mộc phổ biến với người Việt được sử dụng trong Y học cổ truyền, nấu ăn,...

Theo các nhà khoa học thì thời tiết thay đổi - hay nói một cách chính xác hơn là sự thay đổi của khí hậu bao gồm độ ẩm, nhiệt độ, áp suất khí quyển có tác động nhất định tới các cơn đau do viêm khớp, thoái hóa khớp,.. Nhiều người sử dụng ngải cứu để giảm các cơn đau khớp do viêm khi thời tiết thay đổi. Điều này có thật sự hiệu quả?

1. Lợi ích sức khỏe của cây ngải cứu

Có nhiều lợi ích của cây ngải cứu là truyền miệng, dưới đây là một số công dụng của cây ngải cứu sức khỏe đã được các nghiên cứu chứng minh:

1.1. Hỗ trợ điều trị cúm dạ dày (Crohn)

Bệnh Crohn là một bệnh viêm ruột xuyên thành mạn tính thường ảnh hưởng đến đoạn xa của hồi tràng và ruột kết nhưng có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cây ngải cứu có thể có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh Crohn trong một số điều kiện nhất định - cụ thể là liên quan tới chứng viêm - nhờ hợp chất đặc trưng trong cây ngải cứu là artemisinin. Artemisinin có đặc tính chống viêm hiệu quả, ức chế cytokine - một loại protein thúc đẩy quá trình viêm nhiễm tron cơ thể.

Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu với quy mô rộng hơn để xác định rõ mối quan hệ giữa cây ngải cứu và bệnh Crohn cũng như liều lượng cần thiết là bao nhiêu.

1.2. Cải thiện tiêu hóa

Cây ngải cứu có thể giúp cải thiện tiêu hóa bằng cách giảm co thắt tại dạ dày và ruột - điều này sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa được tốt hơn. Các nhà khoa học giải thích rằng, tiêu hóa ngải cứu giúp tiết nước bọt, tăng dịch vị và tăng cảm giác thèm ăn - tất cả những điều này đều hỗ trợ quá trình tiêu hóa được "trơn tru" hơn.

Cây ngải cứu có giúp giảm đau khớp do thay đổi thời tiết không? - Ảnh 2.

Cây ngải cứu có thể giúp cải thiện tiêu hóa bằng cách giảm co thắt tại dạ dày và ruột - điều này sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa được tốt hơn (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Điểm danh 4 loại thực phẩm chống viêm cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

Bổ sung gì cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa do kháng sinh?

1.3. Đặc tính chống oxy hóa

Cây ngải cứu được coi là có đặc tính chống oxy hóa là nhờ chamazulene có tác dụng làm giảm hoặc trì hoãn các tổn thương tế bào do stress oxy hóa gây ra.

Stress oxy hóa được biết đến là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư, viêm mãn tính và các bệnh lý khác. Một số yếu tố có thể tạo ra hoặc dẫn tới stress oxy hóa bao gồm hút thuốc, thừa cân và uống rượu thường xuyên.

1.4. Cây ngải cứu và ký sinh trùng

Có nhiều bài thuốc truyền miệng liên quan tới việc dùng cây ngải cứu để tẩy giun, tiêu diệt các ký sinh trùng. Tuy nhiên tính tới thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu nào trên người cho thấy ngải cứu ở dạng trực tiếp hay chiết xuất có thể giúp điều trị ký sinh trùng ở người.

2. Cây ngải cứu có giúp giảm đau khớp do viêm khớp không?

Do cây ngải cứu có chứa artemisinin - hoạt chất chống viêm nên cây có thể hữu ích với những người bị bệnh viêm khớp. Theo Đông Y thì ngải cứu có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng tán hàn thấp giúp làm ấm cơ thể.

Một nghiên cứu cho thấy những người tham gia bị viêm xương khớp gối bôi thuốc mỡ có chứa chiết xuất ngải cứu đã báo cáo cảm thấy ít đau hơn sau hai tuần sử dụng. Tuy nhiên, nghiên cứu lưu ý rằng cách mọi người đo lường cơn đau là chủ quan nên có thể ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu.

Lưu ý rằng, chiết xuất cây ngải cứu không ên bôi trực tiếp lên da do độ đậm đặc từ hợp chất có thể gây bỏng rát.

2.1. Một số bài thuốc sử dụng ngải cứu giảm đau xương khớp

Cây ngải cứu có giúp giảm đau khớp do thay đổi thời tiết không? - Ảnh 4.

Ảnh: Kim Phụng (SKHN)

- Túi chườm nóng

+ Chuẩn bị: Lá ngải cứu tươi, muối, khăn hoặc túi sạch dùng để bọc hỗn hợp

+ Cách thực hiện: Lấy lá ngải cứu đã rửa sạch để ráo nước, đem rang chung với muối cho nóng lên. Sau đó đổ hỗn hợp còn nóng trên vào túi hoặc khăn mềm và chườm lên vùng khớp bị đau.

- Thuốc uống

+ Chuẩn bị: Lá ngải cứu tươi/khô, ấm sắc thuốc, 500ml nước sạch

+ Cách thực hiện: Lấy lá ngải cứu đã rửa sạch đem sắc với 500ml nước sạch trong 20 phút. Chia thành phẩm sau khi sắc thành 3 phần và uống trong ngày.

- Giấm và ngải cứu

+ Chuẩn bị: Lá ngải cứu tươi, giấm gạo, túi vải sạch

+ Cách thực hiện: Rửa sạch lá ngải cứu rồi cho vào cối giã nát. Sau đó cho giấm vào hỗn hợp này và trộn đều. Đem lá ngải cứu và giấm đã trộn hâm nóng rồi cho vào túi chườm nóng vùng khớp bị đau khoảng 15 phút. Thực hiện từ 2 - 3 lần mỗi ngày để có hiệu quả.

- Ngải cứu và mật ong

+ Chuẩn bị: Lá ngỉa cứu tươi, 2 thìa mật ong

+ Cách thực hiện: Đem lá ngải cứu đã chuẩn bị đi rửa sạch và xay nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt. Trộn nước cốt ngải cứu vừa xay với 2 thìa mật ong, chia làm 2 lần uống trong ngày.

2.2. Lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ lá ngải cứu giảm đau xương khớp

- Hiệu quả sử dụng bài thuốc lá ngải cứu ở mỗi người sẽ khác nhau, tùy theo cơ địa và mức độ đau

- Chỉ sử dụng bài thuốc khi bị đau ở mức độ vừa hoặc nhẹ, nếu tình trạng bệnh nặng hơn, nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Nhấn mạnh rằng, bài thuốc từ lá ngải cứu chỉ mang tính chất hỗ trợ, không để thay thế các phương pháp điều trị chính

- Với các bài thuốc chườm nóng, nên cẩn thận vì nhiệt độ quá nóng có thể gây bỏng

- Sử dụng quá liều lượng lá ngải cứu có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn bao gồm co giật, ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ

- Không sử dụng cho bà bầu và trẻ nhỏ, người dị ứng với họ Asteraceae bao gồm cỏ phấn hương và cúc vạn th, người bị bệnh thận

- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt khi đạng sử dụng các loại thuốc như thuốc làm loãng máu.

Nguồn dịch: Health Benefits of Wormwood


Tác giả: Allen