Cây kim vàng (hay còn gọi là cây trâm vàng, cây sơn đông,...) được biết đến với tên khoa học là Barleria lupulina Lindl, thuộc họ Ô rô. Loài cây này ban đầu có nguồn gốc từ đảo Mauritius thuộc Bồ Đào Nha, sau đó du nhập ra nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Tại Việt Nam, cây kim vàng chủ yếu mọc dại, nhưng cũng có khi được trồng để làm cảnh hoặc làm thuốc.
Về đặc điểm hình thái, cây kim vàng được xếp vào nhóm cây bụi nhỏ có hoa. Cây có cành vuông; lá nguyên, đơn; dưới cuống lá có gai nhỏ và nhọn. Cả cành và lá cây kim vàng đều không có lông.
Khi trưởng thành, cây kim vàng thường nở hoa thành các cụm ở vị trí đầu cành. Hoa của cây có màu vàng, mỗi tràng hoa có 1 môi và 4 tùy hoa. Các hoa nhỏ trong cụm hoa kim vàng sẽ nở lần lượt, mỗi ngày nở từ 2-3 hoa cho đến khi nở hết cả cụm.
Hạt cây kim vàng có hình dạng dẹt, được chứa đựng trong các quả nang. Khi quả nang chín và khô đi, phần vỏ sẽ tách ra và giải phóng hạt ra khu vực xung quanh.
Theo y học cổ truyền, cây kim vàng có vị đắng, cay, tính ấm và không độc. Được sử dụng với các tác dụng tiêu thũng, giảm đau, giải độc, thông kinh hoạt lạc,...Trên cây kim vàng, lá cây là bộ phận chứa nhiều đặc tính dược lý nhất, nên cũng là phần thường được dùng nhất để làm thuốc.
Đọc thêm:
- Trái sung ngâm đường phèn trị bệnh gì?
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Công dụng của quả đào tiên trong điều trị bệnh
Sử dụng lá cây kim vàng, thêm vào đó một chút muối rồi vê cho lá nhỏ lại như hạt đậu, cần lưu ý không làm mất phần nước cốt của lá khi vê. Sau đó đem lá cây đã vê nhỏ nhét vào kẽ răng vùng bị đau. Để yên trong từ 5-10 phút trước khi nhổ bỏ, súc miệng lại bằng nước sạch.
Hoặc đơn giản hơn, người bệnh có thể trực tiếp nhai nhuyễn lá cây kim vàng đã làm sạch. Sau đó đẩy phần lá cây đã nhai nát đến vị trí bị đau, ngậm yên trong 5-10 phút rồi nhổ bỏ và súc miệng.
Người bệnh sử dụng lá kim vàng đã làm sạch, đem trộn thêm một ít muối. Sau đó đem hỗn hợp này đắp lên vị trí có mụn nhọt hoặc lở loét trên da. Kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ giúp điều trị hiệu quả các tình trạng này.
Người bệnh đem giã nhỏ lá cây kim vàng, sau đó sao chung cùng một ít rượu trắng trên bếp lửa. Đem hỗn hợp này đắp lên trên vùng hông lưng bị đau và băng lại để các hoạt chất thấm vào cơ thể. Chờ đợi trong khoảng 15-20 phút rồi gỡ băng và làm sạch lại cơ thể.
Lá cây kim vàng đã chuẩn bị đem giã nát, sau đó vắt lấy nước cốt. Đem nước cốt thu được dùng để uống, mỗi lần chỉ uống một ngụm nhỏ. Khi uống nên ngậm một lúc trước khi nuốt xuống từ từ để các hoạt chất có thể thấm tốt hơn vào họng.
Lá cây kim vàng đem rửa sạch rồi giã nát. Sau đó đem lá kim vàng đã giã nát đắp lên vùng bị côn trùng đốt. Có thể lặp lại nhiều lần cho đến khi khỏi hẳn.
Để hỗ trợ điều trị rắn cắn bằng cây kim vàng, người bệnh nên áp dụng cả cách uống nước cốt và đắp lá cây kim vàng.
Trước tiên đem lá cây kim vàng giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt. Người bị rắn cắn đem phần bã của lá cây kim vàng đắp lên vết thương, còn nước cốt của cây kim vàng thì chia nhỏ để uống, cứ mỗi 30 phút uống một lần.
Hoặc nếu có phèn chua, người bệnh có thể giã nát lá cây kim vàng cùng với một ít phèn chua. Đem hỗn hợp này đắp lên vết rắn cắn sẽ cho hiệu quả điều trị tốt hơn.
Lá cây kim vàng kết hợp với bán chi liên, rau dừa kiểng, bạch hoa xà nhiệt thảo, diệp hạ châu đem sắc trên bếp lửa. Nước thuốc thu được dùng để uống hằng ngày như nước trà có tác dụng hỗ trợ chữa viêm gan.
Có thể gia giảm thêm vào bài thuốc rễ chanh, thủy xương bồ nếu người bệnh có vàng da; hoặc thêm hương phụ nếu người bệnh bị tỳ hư,...
Cách đơn giản nhất để hỗ trợ chữa viêm xoang bằng cây kim vàng là sử dụng nước cốt của lá cây sau khi giã nát. Nhỏ mũi hằng ngày bằng nước cốt này giúp giảm đáng kể các triệu chứng viêm xoang. Hoặc người bệnh có thể dùng lá cây kim vàng,kinh giới, bòng bong, cỏ nhọ nồi, thủy xương bồ sắc chung với nước. Phần nước thuốc thu được chia nhỏ để uống hằng ngày.
Để gia tăng hiệu quả chữa viêm xoang thì người bệnh có thể kết hợp vừa uống nước thuốc, vừa nhỏ mũi bằng nước cốt cây kim vàng.
Để làm giảm đau nhức cơ thể bằng cây kim vàng, chỉ cần lấy lá cây kim vàng rửa sạch, giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt. Đem nước cốt này uống mỗi ngày trong khoảng 1 tuần sẽ thấy giảm đau nhức đáng kể.
Người bệnh cũng có thể đem lá cây kim vàng ngâm rượu, hoặc lá cây kim vàng giã nát rồi sao chung với rượu trên lửa lớn. Sau đó đem đắp ở vùng cơ thể bị đau nhức cũng cho hiệu quả rất tốt.
Cây kim vàng có rất nhiều tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, một số lưu ý sau đây có thể giúp việc sử dụng cây kim vàng trở nên an toàn và hiệu quả hơn:
- Các bài thuốc từ cây kim vàng không thể thay thế chỉ định điều trị từ bác sĩ. Người bệnh không được tự ý bỏ điều trị để sử dụng các bài thuốc từ cây kim vàng.
- Cây kim vàng ở nước ta chủ yếu là mọc dại và các bài thuốc từ loại cây này hầu hết đều được sử dụng trực tiếp mà ít qua chế biến với nhiệt độ. Do đó cần đảm bảo sơ chế thật sạch trước khi sử dụng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, tạp chất.
- Lá cây kim vàng có thể được sử dụng cả ở dạng tươi hoặc đã phơi khô. Với lá tươi cần phải được sử dụng ngay trong ngày để đảm bảo tính chất dược lý, khi dùng còn dư thì nên đựng trong túi kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
- Nếu có bất thường khi sử dụng các bài thuốc từ cây kim vàng, cần ngưng sử dụng ngay và đến gặp bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.
Trên đây là một số câu trả lời cho vấn đề: "Cây kim vàng trị bệnh gì?" và những điều cần phải lưu ý khi sử dụng. Đặc biệt lưu ý, cây kim vàng không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh, cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y.