Cây hoa chuông là gì? Độc tính của hoa chuông nguy hiểm như thế nào?

Cây hoa chuông là gì? Độc tính của hoa chuông nguy hiểm như thế nào?
Cây hoa chuông thường được dùng để trang trí, không ăn được nhưng không ít người đã ăn nhầm và bị ngộ độc với các triệu chứng ảo giác.

Ngày 20/6, bác sĩ Đỗ Đình Lượng, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết mới đây cơ sở này tiếp nhận 3 trường hợp nghi ngờ ngộ độc hoa chuông.

Theo lời kể của bệnh nhân, họ là những người tới du lịch Tam Đảo. Trên đường đi chơi, họ hái hoa chuông về nấu ăn. Sau khi ăn khoảng 5-7 phút, cả ba người đều xuất hiện tình trạng tê môi, lưỡi, chân tay. Họ tự bắt xe xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc (cách khoảng 25km) cấp cứu.

Bác sĩ Lượng cho biết khi vào viện, ngoài biểu hiện tê môi, lưỡi, đầu chi gặp ở 3 bệnh nhân, một phụ nữ trong số đó còn có biểu hiện hoang tưởng, ảo giác, kích động.

1. Hoa chuông là gì?

Cây hoa Chuông có tên gọi khoa học là Scopolamine. Loại cây này có nguồn gốc, xuất xứ từ Borrachero. Hoa chuông là loại cây thân thảo, trông giống như hoa loa kèn, có màu trắng và vàng nhìn rất đẹp mắt nên được nhiều người lựa chọn để trang trí xung quanh nhà. Ngoài ra, hoa chuông mọc dại tại nhiều nơi ở vùng núi phía Bắc và Đà Lạt.

Hoa chuông được sử dụng trong y học dân gian không chỉ là chất gây ảo giác mà còn để điều trị đau đớn, vết thương, ... Tuy nhiên, tất cả các bộ phận của hoa chuông đều chứa độc tố nên mọi người không thể tự ý sử dụng.

Cây hoa chuông là gì? Độc tính của hoa chuông nguy hiểm như thế nào? - Ảnh 2.

Tất cả các bộ phận của hoa chuông đều chứa độc tố (Ảnh: Internet)

Đọc thêm: 

Những lưu ý khi dùng cây lộc mại tránh tình trạng ngộ độc

Tử vong do ăn sâu ban miêu: Sâu ban miêu là gì? Tại sao ăn sâu ban miêu lại bị ngộ độc?

2. Tại sao hoa chuông có thể gây ngộ độc mạnh?

Mặc dù hoa chuông trông rất đẹp, nhưng một số loại ancaloit trong lá, hoa và hạt của chúng được coi là độc hại, bao gồm:

- Atropine

- Scopolamine

- Hyoscyamine

Cả ba hợp chất đều là chất kháng cholinergic, có nghĩa là chúng ngăn chặn chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine, một hợp chất chịu trách nhiệm dẫn truyền thần kinh trong hệ thần kinh. Do đó, các hợp chất kháng cholinergic có thể ức chế hệ thần kinh đối giao cảm và ảnh hưởng đến tim, hệ tiêu hóa, ...

Theo nghiên cứu, ăn phải ít nhất 10 bông hoa của cây hoa chuông có thể dẫn đến tử vong do nhiễm độc.

Ngoài ra, hít phải hương thơm ngọt ngào tỏa ra từ cây hoa chuông cũng có thể có tác dụng phụ. Những người tiếp xúc với mùi đó thường cho biết bị nhức đầu, buồn nôn, choáng váng. Trong những trường hợp nghiêm trọng, kích ứng đường hô hấp cũng xảy ra - một tác dụng phụ có thể nguy hiểm nếu bạn mắc bệnh đường hô hấp như hen suyễn.

Chạm vào nhựa cây hoa chuông cũng có thể gây ra một số triệu chứng, chúng thường biểu hiện ở mắt, gây mù tạm thời. Các chuyên gia trước đây cho rằng bạn cần tiếp xúc trực tiếp giữa mắt và nhựa cây thì mới có thể nguy hại cho mắt. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng việc tiếp xúc đơn giản với một trong những bông hoa của nó có thể gây ra các triệu chứng ở mắt.

Cây hoa chuông là gì? Độc tính của hoa chuông nguy hiểm như thế nào? - Ảnh 3.

Hoa chuông có chứa độc tố mạnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng (Ảnh: Internet)

3. Triệu chứng khi bị ngộ độc hoa chuông

Hoa chuông đã được chứng minh là gây ra một số triệu chứng liên quan đến thay đổi nhận thức, bao gồm lú lẫn, mê sảng, hoang tưởng, ảo giác thính giác và thị giác.

Các triệu chứng ngộ độc hoa chuông phổ biến nhất bao gồm:

- Đồng tử giãn

- Mờ mắt

- Liệt dạ dày

 - Đầy bụng

 - Yếu cơ

- Ảo giác

- Bại liệt

- Nhịp tim nhanh

- Mất trí nhớ

- Suy hô hấp

- Thay đổi cảm xúc

- Thay đổi tinh thần

Nhiều triệu chứng trong số này có mức độ nghiêm trọng khác nhau tùy thuộc vào lượng thực vật đã ăn vào. Và trong những trường hợp ngộ độc hoa chuông nghiêm trọng, liều cao các hợp chất độc hại có trong cây có thể dẫn đến tử vong.

4. Nên làm gì nếu bị ngộ độc hoa chuông?

Nếu tiếp xúc với hoa chuông hoặc không may ăn nhầm loại hoa này và xuất hiện các triệu chứng ngộ độc, mọi người nên nhanh chóng đến bệnh viện để được các bác sĩ xử lý kịp thời như giải độc, dùng thuốc và theo dõi các triệu chứng đến khi được cải thiện.

Đặc biệt lưu ý, không nên chủ quan kéo dài thời gian khi bị ngộ độc. Người bệnh được cấp cứu kịp thời sẽ giảm khả năng ngộ độc nặng và gặp biến chứng, thời gian phục hồi sẽ nhanh chóng.

Cây hoa chuông là gì? Độc tính của hoa chuông nguy hiểm như thế nào? - Ảnh 4.

Ngộ độc hoa chuông rất nguy hiểm nên không chủ quan kéo dài thời gian khi xuất hiện triệu chứng (Ảnh: Internet)

5. Hoa chuông có dễ nhầm lẫn với loại hoa khác không?

Hoa chuông khá dễ phân biệt với các loại cây khác. Hoa chuông có thể dễ dàng nhận biết nhờ những bông hoa hình loa kèn dài. Cây bụi thường không cao quá 3 mét. Nó có nhiều thân nhánh mọc ra những chiếc lá có lông màu xanh lục dài từ 10 đến 30 cm. Hầu hết những chiếc lá này sẽ có rìa lượn sóng, có răng cưa.

Vì là cây thường xanh nên hoa chuông không thay đổi nhiều trong suốt cả năm. Vì vậy, thay vào đó, hãy cố gắng xác định loại hoa này bằng cách nhìn vào lá và hoa. Nhưng hãy đảm bảo không chạm vào bất kỳ thứ gì trong số chúng để tránh bị ngộ độc.

Tuy nhiên, hoa của cây cà độc dược và hoa chuông có thể gây nhầm lẫn vì chúng có nhiều điểm giống nhau. Nhưng cà độc dược cũng có độc tính mạnh và có thể gây ảo giác và nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó, để phòng tránh ngộ độc, các chuyên gia khuyến cáo: Tuyệt đối không ăn các loại cây, quả rừng khi không rõ nguồn gốc, đặc biệt không nên trồng và ăn các cây như cà độc dược và hoa chuông.

Nguồn tham khảo:

1. What You Need to Know About the Effects of Angel's Trumpet Poisoning

2. Angel's Trumpet Poisoning


Tác giả: Vân Anh