Cây đuôi chồn là cây gì? Cây đuôi chồn dùng để hỗ trợ chữa những bệnh nào?

Cây đuôi chồn là cây gì? Cây đuôi chồn dùng để hỗ trợ chữa những bệnh nào?
Cây đuôi chồn hay còn được gọi là cây cây hầu vĩ tóc, đuôi chó. Theo Đông y, cây đuôi chồn có tính mát, vị ngọt dịu nên có khả năng tiêu viêm, sát trùng sử dụng trong hỗ trợ chữa nhiều bệnh lý liên quan tới hô hấp, phổi,...

Cây đuôi chồn là dược liệu quý giá được sử dụng trong nhiều bài thuốc hỗ trợ chữa các bệnh như bệnh về đường hô hấp, mụn nhọt, ho ra máu, đặc biệt là bệnh xương khớp đã có từ ngàn năm trước và hiện nay vẫn được nhiều người áp dụng.

1. Cây đuôi chồn là cây gì?

Là loại cây trong nhà có thân bụi, có màu xanh đậm, cây đuôi chồn có thể sống được ở cả trong nhà và ở ngoài nắng. Lá cây có hình kim với gai nhọn mọc xung quanh và nhọn dần về phía ngọn, có hình dáng giống như đuôi của loài chồn. Đó cũng chính là lý do cây này lại có cái tên độc đáo như vậy.

Điểm đặc biệt của cây đuôi chồn là ở những bông hoa không chỉ đẹp mà nó còn sở hữu hương thơm ngào ngạt. Bên cạnh đó, loài cây này còn mang tới may mắn và những điều tốt cho người sử dụng chúng nên cây đuôi chồn cũng phổ biến trong cây phong thủy.

Cây đuôi chồn và những tác dụng hiệu quả đối với sức khỏe  - Ảnh 1.

Hình ảnh cây đuôi chồn (Nguồn: Internet)

2. Tác dụng của cây đuôi chồn là gì? Cây đuôi chồn chữa bệnh gì?

Theo Đông y, cây đuôi chồn có tính mát, vị ngọt dịu nên có khả năng tiêu viêm, sát trùng sử dụng trong hỗ trợ chữa nhiều bệnh lý liên quan tới hô hấp, phổi,... Lưu ý là cây này có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh nên bệnh nhân vẫn cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ chỉ định.

Một số tác dụng hỗ trợ chữa bệnh của cây đuôi chồn như:

- Chống viêm: Trong thành phần của cây có chứa nhiều hoạt chất Flavonoid - có khả năng chống oxy hóa; có tác dụng kháng viêm, giúp phòng tránh vi khuẩn, virus gây bệnh.

>> Một số nhóm thực phẩm cực kì giàu chất chống oxy hóa giúp phòng chống ung thư 

- Chữa lành vết thương: Các thành phần chiết xuất từ loại cây này có khả năng kích thích sự tăng sinh các tế bào nội mô giúp làm lành vết thương nhanh chóng và bảo vệ cơ thể.

- Kháng khuẩn: Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng thành phần có trong cây đuôi chồn có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt những loại vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng. Vì thế, loại cây này sẽ hỗ trợ chữa bệnh viêm đường tiết niệu và các bệnh liên quan tới hệ hô hấp như ho, long đờm…

- Hỗ trợ tiêu hóa: Trong rễ cây của loại này cây có chứa ethano có thể dùng để bào chế thuốc chữa tiêu hóa. Đây cũng là thành phần được sử dụng rộng rãi trong các phác đồ điều trị bệnh của y học cổ truyền.

- Phòng bệnh loãng xương, thoái hóa khớp: Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra tới 12 loại chất ở trong cây. Những chất này có thể kích thích hoạt động của tế bào osteoblast hay còn gọi là tế bào tạo xương ở người.

Nhờ vào đó, cây đuôi chồn có khả năng kích thích sự sản sinh của enzym Phosphatlaza kiềm, giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Từ đó, nâng cao khả năng sản sinh dịch khớp, tái tạo sụn khớp và mô, giúp phòng tránh hiệu quả bệnh loãng xương, thoái hóa khớp.

>> Một số phương pháp bổ sung dịch nhờn khớp tự nhiên cho người bệnh khớp

Bên cạnh đó, thành phần protein có trong cây còn có khả năng chống oxy, chống viêm. Vì thế, với những bệnh lý nhiễm khuẩn ở xương khớp như: phong thấp, viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp… đều có thể sử dụng các bài thuốc điều chế từ loại cây này để hỗ trợ chữa bệnh.

Bên cạnh các tác dụng hỗ trợ chữa bệnh kể trên, cây đuôi chồn này còn có các công dụng khác như: hỗ trợ điều trị hen suyễn, chống trầm cảm, giảm đau, giải độc, khắc hục bệnh tiêu chảy…

Cây đuôi chồn và những tác dụng hiệu quả đối với sức khỏe  - Ảnh 2.

Có màu xanh đậm cùng hương thơm đặc trưng (Nguồn: Internet)

3. Các bài thuốc từ cây đuôi chồn

- Lợi tiểu, hạ sốt: Lấy 5 – 10g cây đuôi chồn phơi khô cùng 3 bát nước sắc thành nước uống. Uống 3 lần/ ngày và liên tục trong 3 – 5 ngày. .

- Điều trị ho, long đờm ở trẻ: Sắc 5 – 10g cây cùng nước, chia ra uống 2 lần/ ngày.

- Chữa rắn cắn: Khi bị rắn cắn, hái một nắm lá cây đuôi chồn đem rửa sạch, giã nát và đắp lên miệng vết thương.

- Chữa phong thấp: Rửa sạch 50g cây, để ráo nước, ngâm cùng 500ml rượu trắng trong khoảng 1 tháng. Tiếp đó dùng 30ml/ ngày sẽ giúp các cơn đau nhức do bệnh phong thấp giảm.

- Điều trị chứng tiểu gắt, tiểu són, bí tiểu: 15g cây đuôi chồn, 15g xa tiền tử, 15g mộc thông sắc chung với nhau rồi uống. Uống từ 3 – 7 ngày liên tục sẽ giúp tình trạng bệnh tiến triển hơn.

- Chữa sỏi tiết niệu ở trẻ nhỏ: Lấy 6g cây và 9g cốc tinh thảo, chia thành 2 – 3 phần và cho trẻ uống.

Cây đuôi chồn và những tác dụng hiệu quả đối với sức khỏe  - Ảnh 3.

Có thể sắc thành nước uống hàng ngày (Nguồn: Internet)

Lưu ý: Các bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trên đây là những thông tin về cây đuôi chồn cũng như công dụng và các bài thuốc điều trị bệnh. Trước khi sử dụng, bạn nên tìm hiểu kỹ để sử dụng đúng cách, tránh tác động xấu tới sức khỏe.


Tác giả: Trang Lê