Cây cam thảo: Tìm hiểu tác dụng và tác hại của cây cam thảo đất đối với sức khỏe con người

Cây cam thảo: Tìm hiểu tác dụng và tác hại của cây cam thảo đất đối với sức khỏe con người
Cây cam thảo là dược liệu dùng để điều trị một số vấn đề về sức khỏe như xuất huyết tiểu cầu, viêm gan, rối loạn nhịp tim, viêm họng mạn,… Bài viết dưới đây sẽ mang tới đầy đủ thông tin về tác dụng và tác hại của cam thảo đến sức khỏe.

Trong y khoa, cam thảo được sử dụng làm tá dược để làm giảm các vị khó uống của loại thuốc khác. Bên cạnh đó, chúng còn được dùng trong các nước uống, trà và làm thơm thuốc lá. Đây là một vị thuốc có thể tìm thấy nhiều trong các đơn thuốc Đông Y, thường được dùng dưới dạng thuốc sắc.


1. Đặc điểm của cây cam thảo đất

Cây cam thảo là cây sống lâu năm và chuyên được dùng để làm dược liệu. Thân cây có chiều cao khoảng từ 1 – 1.5m và đặc điểm là xung quanh cây có lông tơ nhỏ, lá kép, dài khoảng 2 – 5.5cm.

Loại cây cam thảo thường nở hoa vào mùa hạ và thu, hoa có màu tím nhạt và có hình dáng giống cánh bướm. Còn thời gian thu hoạch cam thảo sẽ từ tháng 2 tới tháng 8 hàng năm. Các bộ phận được thu hái là rễ và thân. Rễ và thu hái thân cây, sau đó xếp thành đống để hơi men làm rễ có màu vàng sẫm.

Lợi và hại của cây cam thảo mà có thể bạn chưa biết - Ảnh 1.

Cây cam thảo là loại cây thường nở hoa vào mùa hạ và thu (Nguồn: Internet)

2. Những ai không nên dùng cam thảo

Cây cam thảo khi sử dụng cùng nhân trần có thể gây ra hiện tượng ít sữa hay thậm chí mất sữa ở phụ nữ mang thai.

Bên cạnh đó, do trong nhân trần có tính lợi tiểu nên lượng dinh dưỡng cũng bị đi theo đường nước tiểu và lượng nước bị thải. Từ đó sẽ làm mất chất dinh dưỡng để nuôi thau, khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, dễ bị đẻ non và dị tật thai nhi.

Còn đối với nam giới, nếu dùng cam thảo trên 8gr/ngày trong thời gian dài sẽ gây tình trạng bất lực, tăng huyết áp, giảm miễn dịch và viêm loét dạ dày.

Ngoài ra, người bị viêm thận, tăng huyết áp, huyết áp không ổn định, táo bón lâu ngày, người viêm phế quản, khó thở cũng không nên sử dụng cam thảo.

3. Tác dụng của cây cam thảo với sức khỏe

Dùng cây cam thảo chữa ho: Hay dùng dưới dạng mứt cam thảo, kết hợp với ô mai, gừng. Cam thảo là một trong những thành phần trong đơn thuốc chữa ho dưới dạng mứt cam thảo kết hợp cùng gừng và ô mai. Bên cạnh đó, vì có khả năng chống co thắt nên cam thảo thường được dùng kết hợp làm trà nhuận tràng.

Từ những năm 1960, thành phần glycyrrhizin có trong cam thảo đã được sử dụng để chữa bệnh viêm gan dị ứng ở Nhật Bản. Các nghiên cứu cũng cho thấy chất này có khả năng ngăn ngừa và điều trị viêm gan C mãn tính. Glycyrrhizin cũng có tác dụng làm giảm tổn thương tế bào gan do các hóa chất gây ra.

Ngoài ra, cam thảo còn có nhiều tác dụng khác như được sử dụng điều trị các vấn đề tiêu hóa, đau họng, viêm phế quản. Thậm chí, cam thảo còn được sử dụng với tác dụng điều trị nhiễm trùng do virus, vi khuẩn, các triệu chứng mãn kinh, loãng xương hay viêm khớp mạn tính.

Tác dụng cây cam thảo còn giúp điều trị lupus ban đỏ hệ thống, tình trạng rối loạn gan hoặc lao phổi, ngộ độc thực phẩm, mệt mỏi, áp xe hay những đối tượng cần phục hồi sau phẫu thuật, phát ban và cholesterol cao.

Lợi và hại của cây cam thảo mà có thể bạn chưa biết - Ảnh 2.

Cam thảo được sử dụng làm tá dược để làm giảm các vị khó uống của loại thuốc khác (Nguồn: Internet)

4. Các bài thuốc từ cây cam thảo

Dưới đây là cách sử dụng mà bạn cần lưu tâm:

Cách dùng cam thảo khô thường là sắc thuốc uống.

Với cam thảo tươi bạn có thể sắc nước uống hay nhai trực tiếp.

Với những sản phẩm như kẹo, trà cam thảo,…. thì có thể ăn, ngậm, hoặc uống đều được.

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cam thảo:

Cây cam thảo có tác dụng trị viêm loét dạ dày

Dùng cao lỏng làm từ cam thảo và cho vào đồ uống và uống nóng. Mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần dùng trung bình 15 ml. Sử dụng trong 6 ngày sẽ giúp bệnh cải thiện.

Điều trị ho lao, ho lâu ngày

Nướng cam thảo cho tới khi thơm rồi tán thành bột. Mỗi lần dùng sử dụng 4gr hòa tan cùng nước ấm và uống. Ngày uống từ 3 tới 4 lần để có kết quả như mong đợi.

Chữa ngộ độc, mụn nhọt

Dùng cao mềm chiết xuất cam thảo, mỗi ngày sử dụng 1 – 2 thìa cà phê. Uống vài ngày, sẽ giúp giải độc và giảm sưng mụn.

Trị chứng khó thở, tâm phế suy nhược

Dùng 12gr cam thảo cùng với 8gr nhị sâm và 10gr đương quy, mang sấy khô, tán thành bột. Mỗi lần lấy 4gr bột hòa cùng nước ấm rồi uống. Ngày uống từ 3 – 4 lần.

Chữa viêm họng

Dùng 10gr cam thảo tươi hãm cùng nước sôi. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần và sử dụng liên tục cho tới khi bệnh thuyên giảm.

Điều trị viêm tắc tĩnh mạch

Sắc 50gr cam thảo tươi cùng 3 bát nước cho đến khi cạn còn 1. Chia thuốc thành 3 phần và uống trong ngày. Nên sử dụng trước bữa ăn 15 – 20 phút.

=>> Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm về viêm tắc tĩnh mạch qua bài viết: Biến chứng viêm tắc tĩnh mạch do viêm xoang

5. Tác hại của cam thảo đối với sức khỏe là gì?

Tuy mang tới nhiều lợi ích, nhưng cây cam thảo không hẳn hoàn toàn có lợi. Thâm chí, dùng cam thảo sai cách còn gây hại cho cơ thể.

Lợi và hại của cây cam thảo mà có thể bạn chưa biết - Ảnh 3.

Tuy mang tới nhiều lợi ích, nhưng cây cam thảo không hẳn hoàn toàn có lợi (Nguồn: Internet)

Đầu tiên không nên sử dụng dược liệu này trong thời gian dài vì trong cam thảo có chứa 6-14%, thậm chí tới 23% glycyrizin, là chất có vị ngọt gấp 50 lần đường saccaroza, khi qua đường miệng có độc tố yếu. Vì thế, nếu uống quá nhiều cam thảo đặc > 100 nước sẽ gây hiện tượng tăng huyết áp, giảm kali trong máu.

Vào mùa hè, nhiều người uống nước hàng ngày làm từ nhân trần và cam thảo để giải nhiệt nhưng điều này lại hoàn toàn sai lầm. Theo Đông y, nhân trần có vị cay, đắng, tính hàn được sử dụng để giúp mát gan, giảm đau đầu... Cả cam thảo và nhân trần đều có những tác dụng tốt nhưng khi kết hợp lại với nhau sẽ gây hại, do cam thảo có khả năng giữ nước còn nhân trần lại giúp đào thải.

Do đó, thói quen uống nhân trần kết hợp cùng cam thảo tiềm ẩn nguy hại sức khỏe do thuốc,đặc biệt là bệnh tăng huyết áp.

Trên đây những tác dụng và bài thuốc từ cây cam thảo. Tuy cam thảo rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng sai cách có thể gây hại. Vì thế, trước khi sử dụng cây cam thảo bạn cũng nên tìm hiểu kỹ, tránh gây hại tới sức khỏe.


Tác giả: Trang Lê