Theo phản ánh của gia đình, sau khi tiêm vaccine Viêm gan B vài tiếng, bé có nhiều biểu hiện bất thường nhưng nhân viên y tế thờ ơ. Khi bé được chuyển ra BV Nhi Trung Ương thì đã tử vong.
Chiều ngày 12/10, trao đổi với PNVN, ông Hoàng Văn Chiến, Giám đốc BV Đa khoa khu vực Phúc Yên (Vĩnh Phúc) cho biết, BV đang phối hợp cùng cơ quan chức năng làm rõ thông tin bé sơ sinh tử vong sau tiêm vaccine viêm gan B tại BV.
Theo phản ánh của gia đình, nạn nhân là con chị T.T.P. (trú tại xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội), được sinh lúc 6h ngày 10/10, nặng 3,6kg. Đến 13h30 cùng ngày, bé được tiêm vaccine viêm gan B tại BV Đa khoa khu vực Phúc Yên. Sau tiêm khoảng 1,5 tiếng, bé có biểu hiện quấy khóc, da khác màu. Đến 17h, thấy da bé tím tái, gia đình bế bé sang phòng trực cấp cứu. Tuy nhiên, nhân viên trực bảo bế bé về mai bác sĩ đến khám sau. Đến 18h, bé lạnh toát người, gia đình lại bế sang phòng trực cấp cứu. Bác sĩ cấp cứu thấy không ổn nên đưa ra BV Nhi TƯ. Tuy nhiên, bé đã tử vong.
Gia đình cũng cho biết, khi ra đến BV Nhi TƯ, khi biết bé tử vong, xe của BV Phúc Yên đã về rất nhanh khiến gia đình không biết xoay sở thế nào. Gia đình phải thuê xe của BV Nhi TƯ để đưa thi thể bé về. Đến ngày 12/10, gia đình đến BV làm việc, nhưng BV hẹn tuần sau khiến gia đình bức xúc.
Trả lời về trường hợp này, Hoàng Văn Chiến, Giám đốc BV Đa khoa khu vực Phúc Yên (Vĩnh Phúc) xác nhận là có trường hợp bé tử vong sau khi tiêm. Để làm rõ nguyên nhân trẻ tử vong, BV đã liên hệ với BV Nhi TƯ để xin hồ sơ bệnh án, tuy nhiên phải 2-3 ngày nữa mới có kết quả.
Cũng theo ông Chiến, trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm hàng chục tiếng. Bé tiêm lúc khoảng 13h, đến gần 21h mới phản ứng nên BV cấp cứu rồi chuyển đi BV Nhi TƯ trong đêm. Sau đó, bé tử vong.
Ông Chiến cũng cho biết, trong ngày hôm đó, BV tiêm cho nhiều bệnh nhân chứ không phải mình con sản phụ P. Hơn nữa, BV tiêm và thực hiện theo quy trình, hướng dẫn của Bộ Y tế. Hiện tại, BV cũng đã mời Trung tâm kiểm soát bệnh tật đến kiểm tra lô vaccine viêm gan B đã tiêm cho bé.
Về nguyên nhân trẻ tử vong, hiện BV đang nghĩ nhiều đến thiếu men chuyển hóa, ông Chiến cho biết thêm.
(Tin đưa từ PV PNVN)
Tiêm vacxin viêm gan B là biện pháp phòng tránh bệnh viêm gan siêu virus B tốt nhất với tỷ lệ lên tới 90% nếu đáp ứng đủ các mũi.
Thực tế thì việc tiêm phòng hay sử dụng thuốc chữa bệnh đều có những lưu ý và tác dụng phụ. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp liên quan đến việc tiêm vacxin viêm gan B:
Trả lời:
Tiêm vacxin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh là cách tốt nhất phòng tránh lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con. Với những trẻ bị nhiễm virus này từ mẹ sẽ có nguy cơ phát triển bệnh thành thể mãn tính với tỷ lệ 90%; trong đó có thống kê cho biết có 25% sẽ tử vong do biến chứng ung thư gan và xơ gan.
Vì thế mà tiêm vacxin viêm gan B càng sớm cho trẻ thì hiệu quả sẽ càng tốt hơn. Mũi tiêm vacxin viêm gan B thực hiện đúng sẽ làm giảm tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang còn chỉ còn 10 - 15%. Ngay kể cả với trường hợp trẻ đã nhiễm virus ở dạng phơi nhiễm thì vẫn có tác dụng cao. Can thiệp sẽ tạo ra cạnh tranh giữa vacxin viêm gan B và sự nhân lên của virus.
Lúc này vacxin sẽ tạo ra kháng thể để trung hoà những virus viêm gan B đã xâm nhập vào cơ thể. Thậm chí là có vài quốc gia còn có quy định tiêm trong vòng 12 giờ sau sinh.
Trả lời:
Hiệu quả của tiêm vacxin viêm gan B sẽ giảm dần nếu như không tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh từ 90% hiệu quả phòng ngừa xuống còn 50 - 57% và không có tác dụng nếu tiêm sau 7 ngày sau khi sinh.
Cha mẹ cũng cần lưu ý rằng nếu tiêm vacxin viêm gan B cùng một ngày với các vacxin khác cũng không ảnh hưởng được tới khả năng đáp ứng miễn dịch của loại vacxin này.
Trả lời:
Việc tiêm vacxin viêm gan B trong vòng 24h sau sinh không phải là một can thiệp quá sớm đối với trẻ sơ sinh vì đây không phải là can thiệp đầu tiên. Đối với nhiều cơ sở y tế thì sau khi sinh trẻ có thể được tiêm vitamin K ngay sau khi sinh. Vacxin BCG phòng bệnh lao cũng được khuyến cáo nên tiêm sớm sau sinh.
Hơn nữa sau sinh trẻ đang từ bụng mẹ chuyển ra môi trường bên ngoài cũng cần phải có thời gian thích nghi. Dấu hiệu của một trẻ khoẻ mạnh là việc ổn định nhịp thở, da hồng hào và bú tốt.
Tuy vậy thì theo như khuyến cáo của bộ y tế và tổ chức y tế thế giới thì tiêm phòng vacxin viêm gan B nên được thực hiện trong vòng 24 giờ sau sinh.
Trả lời:
Trong trường hợp mẹ làm xét nghiệm âm tính HBxAg thì dù mẹ không mắc viêm gan vẫn nên tiêm phòng vacxin viêm gan B cho trẻ vì những lý do sau:
– Xét nghiệm âm tính giả trong khi cơ thể mẹ vẫn đang nhiễm virus viêm gan B; chưa kể đến những sai số như chất lượng xét nghiệm, ghi chép nhầm hay báo cáo nhầm
– Mẹ đang nhiễm virus viêm gan B ở thời kỳ cửa sổ (30 – 60 ngày) nên không thể phát hiện được qua xét nghiệm thông thường
– Có tồn tại một số ca mà mẹ bị nhiễm chủng virus viêm gan B đột biến lẩn tránh được hệ miễn dịch và không thể được phát hiện thông qua làm xét nghiệm máu
- Mẹ có kết quả xét nghiệm viêm gan B âm tính những không thể loại trừ được trường hợp trẻ bị nhiễm virus từ phòng sinh, từ nhân viên y tế hoặc ngay từ người nhà
Hơn nữa với một đất nước có tỷ lệ mắc viêm gan B cao như Việt Nam thì việc tiêm phòng vacxin viêm gan B sớm cho trẻ là một điều cần thiết.
Trả lời:
- Trường hợp hoãn tiêm vacxin viêm gan B: Với những ca mà trẻ bị ốm, sốt hoặc đang có các bệnh nhiễm trùng cấp tính
- Trường hợp cần thăm khám cẩn thânh: những bé sinh non, có cân nặng thấp, trải qua ca sinh khó hay mẹ bị sốt trước và sau khi sinh kèm nước ối bẩn; thai bị già tháng.
Trả lời:
Phản ứng sau tiêm vacxin viêm gan B vẫn có thể xảy ra vì thế mà sau khi trẻ tiêm thì cần phải được theo dõi sát sao trong 30 phút tại điểm thực hiện tiêm chủng và sau đó là theo dõi tại nhà trong vòng 24 giờ sau khi tiêm vacxin viêm gan B.
Những phản ứng thông thường cả trẻ sau khi tiêm vacxin viêm gan B là sốt, đau và sưng tại vị trí tiêm; trẻ quấy khóc,... Những phản ứng như ngạt thở, nổi ban,... kéo dài hơn thì cần phải thông báo cho bác sĩ.
Tham khảo thông tin tại: Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế