Để đảm bảo tính mạng cho bệnh nhân mắc các bệnh lý như u nang buồng trứng xoắn gây vỡ, ung thư buồng trứng...bác sĩ buộc phải loại bỏ cả 2 bên buồng trứng để khối u không lan rộng sang các cơ quan khác, đe dọa sức khỏe của bệnh nhân.
Đối với phụ nữ, việc cắt bỏ buồng trứng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và đời sống tình dục. Ảnh hưởng này cụ thể như thế nào và có biện pháp nào khắc phục hay không?
Buồng trứng có chức năng ngoại tiết là tiết ra trứng và chức năng nội tiết là tiết ra các nội tiết tố nữ là estrogen và progesteron giúp người phụ nữ phát triển và duy trì giới tính nữ.
Đến tuổi mãn kinh (thông thường là ngoài 50 tuổi), vì buồng trứng teo dần và không hoạt động nữa, lúc đó, lượng nội tiết nữ trong cơ thể sụt giảm mạnh, cơ thể già yếu đi theo tiến trình sinh lý tự nhiên của con người.
Ở nữ giới, nếu cả 2 buồng trứng bị cắt bỏ, sức khỏe cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, kể cả sức khỏe tình dục lẫn sức khỏe sinh sản.
Cắt hoàn toàn buồng trứng phân chia làm 2 giai đoạn theo 2 lứa tuổi của phụ nữ như: |
- Nếu cắt hoàn toàn buồng trứng khi chưa dậy thì (chưa thấy kinh lần đầu) thì nhiều dấu hiệu sinh lý sẽ ngừng hoặc mất đi. Chẳng hạn như không ra kinh nữa, ngực ngừng phát triển, lông mu không mọc...
- Nếu bị cắt cả 2 buồng trứng khi đã qua tuổi dậy thì, nghĩa là sự phát triển cơ thể đã hoàn thành rồi thì chỉ mất đi hiện tượng hành kinh hàng tháng.
Về cơ bản, nhu cầu tình dục của chị em không bị ảnh hưởng vì hormone giới tính nam mới là hormone duy trì ham muốn tình dục ở cả hai giới.
Trong một số trường hợp, bác sĩ thực hiện cắt 2 buồng trứng nhưng vẫn cố gắng bảo tồn mô lành của buồng trứng để duy trì chức năng nội tiết. Mô lành còn lại vẫn có thể hoạt động bù, không gây thiếu hụt về nội tiết nên không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống tình dục.
Đối với nam giới, việc cắt bỏ tinh hoàn có thể làm suy giảm ham muốn tình dục, tuy nhiên cắt bỏ buồng trứng ở nữ giới thì không hẳn là mất hoàn toàn, thậm chí không ảnh hưởng. Phụ nữ vẫn có ham muốn tình dục và nhu cầu sinh lý bình thường.
Chỉ khi cắt bỏ cả buồng trứng và tuyến thượng thận thì mới có ảnh hưởng đến ham muốn tình dục. Vì tuyến thượng thận cũng bài tiết testosteron nên nam giới dù có bị cắt tinh hoàn và nữ giới dù có bị cắt buồng trứng hay bước vào tuổi mãn kinh thì ham muốn tình dục không phải đã hết.
Tuy nhiên, khi lượng estrogen giảm đi do bị cắt 2 buồng trứng sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết dịch nhờn âm đạo, vì thế làm quan hệ tình dục trở nên kém thoải mái, dễ gây đau đớn, giảm khoái cảm.