Cắt amidan và những 'hiểm họa' bạn nên biết

Cắt amidan và những 'hiểm họa' bạn nên biết
Khi bị viêm amidan, nhiều người tự chữa tại nhà, nhiều người uống thuốc tây, tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp đi cắt amidan

Trẻ nhỏ, người lớn hay thanh thiếu niên cũng có khả năng bị viêm amidan. Bệnh viêm amidan thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng viêm họng thông thường, do đó, ít người quan tâm đến cách chữa trị triệt để, dẫn đến việc biến chứng thành những căn bệnh nguy hiểm, gây ra viêm amidan mạn tính.

Có rất nhiều cách để chữa khỏi viêm amidan vĩnh viễn, trong đó có phương pháp cắt bỏ amidan mà nhiều bác sĩ Tây y áp dụng. Tuy nhiên, có rất câu hỏi đặt ra là: Viêm amidan có nên cắt không, hay những lợi - hại khi cắt amidan...Vậy bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cần thiết trước khi ra quyết định cắt bộ phận này khỏi cơ thể.

1. Viêm Amidan là gì?

Amidan là bộ phận nằm ở bên trong thành họng, được coi là màn chắn bảo vệ cơ thể (vòm họng) khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài môi trường như bụi bẩn, vi khuẩn. Chính bởi thói quen vệ sinh răng miệng, vòm họng kém khiến bệnh viêm amidan trở nặng hơn. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân gây ra bệnh viêm amidan bao gồm:

- Đây là nơi hứng chịu sự tấn công của vi khuẩn/virus/nấm hàng ngày qua đường ăn, đường thở như khói bụi, thay đổi thời tiết, điều hòa, nước đá, khói thuốc lá, thức ăn cay nóng, vệ sinh răng miệng không sạch…

Ảnh 2.

- Amidan có cấu trúc nhiều khe, hốc nên vi khuẩn/virus/nấm dễ trú ngụ và gây bệnh cơ hội khi cơ thể giảm sức đề kháng

- Một số trẻ có amidan bẩm sinh phát triển quá mức vừa gây khó thở, khó nuốt vừa dễ viêm nhiễm.

Với những biểu hiện thường gặp như ho, sốt, đau họng, thở khò khè, hơi thở có mùi, đau khi nhai, nuốt nước bọt, thậm chí có hạch ở vùng cổ. Viêm amidan cấp tính còn gây ra các hiện tượng: sốt cao, nhức đầu, suy nhược cơ thể, khô môi, lưỡi trắng bẩn, viêm kết mạc...  Nếu do vi khuẩn gây bệnh thì amidan sưng to và đỏ, trên bề mặt có những chấm mủ trắng hoặc mảng bựa trắng. Hạch dưới góc hàm sưng đau.

Biểu hiện khi bị mạn tính: Người bị viêm amidan mạn tính không có những biểu hiện như trên, tuy nhiên, cảm giác ngứa, vướng rát, hay ho khan, giọng nói mất trong, thở khò khè, đêm ngủ ngáy to...là những biểu hiện thường gặp của người mắc viêm amidan mạn tính.

2. Nên cắt amidan khi nào?

Khi bị viêm amidan, nhiều người tự chữa tại nhà, nhiều người uống thuốc tây, tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp đi cắt amidan. Vậy khi nào thì nên cắt bỏ bộ phận này? Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, amidan được chỉ định cắt trong những trường hợp sau

- Viêm amidan gây nên những biến chứng: viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các biến chứng nặng như thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận...

- Viêm amidan nhiều đợt cấp, từ 5 – 6 lần trong một năm

Ảnh 3.

- Amidan có kích thước quá to, gây cản trở ăn uống, ngủ ngáy, ngưng thở trong lúc ngủ hoặc nhiễm trùng tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh.

- Amidan có nhiều ngóc ngách chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, nuốt vướng hoặc nghi ngờ ác tính.

Ưu điểm của việc cắt amidan là loại bỏ tức thì vùng amidan bị viêm, giúp người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh của ho dai dẳng, đau đớn khi nhai nuốt... Với những tiến bộ y học, việc cắt amidan không gây đau hay mệt mỏi khiến nhiều người lựa chọn phương pháp này.

3. Cảnh báo nguy hiểm từ việc cắt amidan

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích của việc amidan thì hành động này cũng vô hình chung tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Tùy tiện cắt bỏ không những gây tốn kém chi phí mà hậu quả của nó khá lo ngại, bao gồm:

- Làm mất đi hệ thống miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể (đặc biệt là ở trẻ < 5 tuổi)

- Người > 45 tuổi cắt amidan dễ bị chảy máu do amidan xơ dính hoặc có các bệnh khác kèm theo như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường.

- Có thể dẫn tới tử vong do chảy máu trong và sau cắt amidan

"Nhiều người nghĩ rằng sau khi cắt amidan rồi thì sẽ không bị viêm nữa nhưng thực tế có rất nhiều người tuy đã hết viêm amidan nhưng lại bị viêm họng mạn tính, viêm thanh quản sau cũng gây mệt mỏi, nguy hiểm không kém."

Tác giả: Minh Ngọc