Cắt amidan ngay lập tức khi có 5 dấu hiệu này

Cắt amidan ngay lập tức khi có 5 dấu hiệu này
Cắt amidan không phải là một biện pháp được bác sĩ khuyến cáo khi có những triệu chứng bệnh nhẹ. Tuy nhiên, nếu viêm amidan trở nặng và xuất hiện 5 dấu hiệu này thì bạn nên đi cắt ngay

Viêm amidan là căn bệnh về tai mũi họng thường gặp ở mọi đối tượng. Bệnh khởi phát từ các yếu tố như vi khuẩn tấn công vòm họng, thiếu vệ sinh hay ăn uống làm amidan bị tổn thương dẫn đến viêm, sưng...Viêm amidan nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến áp xe, thậm chí ung thư amidan.

Nhiều người khi bị viêm amidan thường tự mua thuốc về điều trị, cũng có thể sử dụng các bài thuốc dân gian tự làm để chữa amidan (theo tư vấn của bác sĩ), hoặc cắt amidan. 

Phương pháp cắt amidan tuy có một số nhược điểm nhưng đây vẫn được coi là biện pháp hữu hiệu nhằm loại bỏ amidan không còn vai trò miễn dịch và là một ổ viêm chữa đầy vi khuẩn. Ổ viêm này có thể là một khối u ác tính nếu như không được điều trị hay loại bỏ hoàn toàn.

Khi nào cần cắt amidan?

1. Viêm tấy mãn tính

Phẫu thuật cắt bỏ amidan được coi là một tùy chọn điều trị dành cho những người viêm amidan tự phát mỗi năm từ 5 đến 7 lần.

Khi nào nên cắt amidan? - Ảnh minh họa

2. Chứng ngưng thở lúc ngủ

Amidan sưng to thường là nguyên nhân phổ biến  gây ra chứng ngưng thở lúc ngủ gây tắc nghẽn đường thở.

3. Áp xe quanh amidan

Vùng áp xe quanh amidan là tập hợp khối mủ bao quanh amidan cần được xử lý bằng kháng sinh và hút mủ. Tuy nhiên vẫn có 15 % khả năng nhiễm trùng trở lại, nhiều bác sĩ khuyến cáo nên cắt bỏ amidan sớm hơn là chờ tới khi tái phát.

4. Hôi miệng

Chứng hôi miệng hay nói cách khác là chứng "hơi thở đỏ" do tổ chức bạch huyết ở thành sau họng phát triển mạnh hình thành từng đám hạt nhỏ gây mùi khó chịu khiến hơi thở có mùi hôi. 

5. Khối u phát triển bất thường

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng ung thư amidan ngày càng tăng cao, do sự phân tách của virus gây ú nhú ở người (human papilloma virus HPV). Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới ung thư vòm họng đặc biệt là phần gốc lưỡi và amidan. Những trường hợp hiếm gặp này cần loại bỏ khối u nhanh nhất có thể trước khi bệnh phát triển nặng hơn, gây khó khăn trong điều trị.

Để phòng tránh viêm amidan, bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng, vòm họng đúng cách, tránh xa khói bụi, chất hóa học, khói thuốc...Đồng thời xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, tránh ăn đồ cay nóng, uống nước quá lạnh gây tổn thương niêm mạc vùng họng, hạn chế rượu bia và tập luyện thường xuyên để tăng sức đề kháng cho cơ thể

 

Tác giả: MN