Cao huyết áp ở trẻ em: Điều trị đúng cách bằng phương pháp nào?

Cao huyết áp ở trẻ em: Điều trị đúng cách bằng phương pháp nào?
Trẻ em và trẻ vị thành niên khi bị cao huyết áp, tình trạng bệnh lý sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi trưởng thành và gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát sớm. Điều trị cao huyết áp ở trẻ em ngay khi phát hiện để phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Cao huyết áp ở trẻ em được xác định là một trong những yếu tố nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch khi trưởng thành. Các biến chứng do cao huyết áp ở trẻ em bao gồm đại phì tim, có thể tiến triển thành suy tim, đột quỵ, đau tim và bệnh thận. Thừa cân, béo phì và lối sống thụ động là nguyên nhân khiến cao huyết áp ở trẻ em ngày một gia tăng.

Tìm hiểu nguyên nhân trước khi điều trị cao huyết áp ở trẻ em là vô cùng cần thiết. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ xác định đó là cao huyết áp nguyên phát hay cao huyết áp thứ phát để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Điều trị cao huyết áp ở trẻ em sớm nhất có thể để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi trưởng thành. Tuỳ thuộc vào mức độ tăng huyết áp ở trẻ để áp dụng liệu pháp điều trị phù hợp. Trong đó xây dựng lối sống lành mạnh và sử dụng thuốc là các phương pháp được chuyên gia áp dụng rộng rãi trong điều trị.

Cao huyết áp ở trẻ em: Các phương pháp điều trị thường gặp - Ảnh 1.

Tìm hiểu các phương pháp điều trị cao huyết áp ở trẻ em - Ảnh: Internet

1. Xây dựng lối sống lành mạnh

Một lối sống lành mạnh, khoa học không chỉ giúp cơ thể khoẻ hơn. Nó còn là liệu phát hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm. Trong đó có cao huyết áp.

Để điều trị cao huyết áp ở trẻ em thì việc thay đổi lối sống là điều cần thiết. Phương pháp này giúp cải thiện và ổn định tình trạng huyết áp của trẻ được các chuyên gia khuyến cáo thực hiện.

Muốn sống chung với cao huyết áp, đặc biệt khi trẻ em mắc cao huyết áp, phụ huynh cần biết tới 6 lời khuyên hữu ích để sống chung với bệnh cao huyết áp này.

1.1. Duy trì cân nặng hợp lý

Nếu nguyên nhân gây cao huyết áp là béo phì, các bác sĩ sẽ giúp bạn xây dựng một kế hoạch giảm cân khoa học cho trẻ.

Dự phòng thừa cân giúp hạn chế nguy cơ phát triển thành cao huyết áp mãn tính. Các chuyên gia cho biết, với người béo phì, trung bình cứ giảm 10kg thì huyết áp tâm thu sẽ giảm xuống từ 5 - 10 đơn vị.

Một chế độ tập luyện thể lực đều đặn, khoa học với các hoạt động vui chơi, thể dục ngoài trời là biện pháp tốt giúp cải thiện cân nặng ở trẻ. Bên cạnh đó, hãy khuyến khích trẻ luyện tập một môn thể thao nào đó. Hạn chế việc để trẻ ngồi xem ti vi, chơi game,...

1.2. Chế độ dinh dưỡng khoa học

Trẻ bị cao huyết áp thường được các chuyên gia khuyến cáo điều trị bằng cách áp dụng chế độ ăn uống khoa học. Theo đó, thực đơn của trẻ cần được tăng cường các loại thực phẩm bao gồm: Rau, củ, quả, các loại trái cây, sữa ít béo và chế phẩm từ sữa ít béo.

Khẩu phần ăn hàng ngày cần được tính toán đủ dinh dưỡng, cân bằng và khoa học. Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh,... Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để tăng cường chất xơ cho cơ thể.

1.3. Sử dụng tối đa 1,5g muối mỗi ngày

Hạn chế muối trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. Đối với trẻ từ 4 - 8 tuổi chỉ nên tiêu thụ 1 - 2g muối/ ngày. Đối với trẻ lớn hơn có thể tiêu thụ 1.5g/ ngày. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế cho trẻ sử dụng thực phẩm đóng gói. Bởi đồ chế biến sẵn thường chứa một lượng muối dư thừa rất lớn gây ảnh hưởng đến huyết áp của trẻ.

1.4. Tránh Stress, căng thẳng

Ngoài ra hãy cảnh giác với stress ở trẻ em. Bởi nó cũng là nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp. Giữ cho trẻ tâm lý thoải mái, vui vẻ. Tránh những căng thẳng, mệt mỏi từ học tập, cha mẹ, gia đình, bạn bè...

Cao huyết áp ở trẻ em: Các phương pháp điều trị thường gặp - Ảnh 2.

Xây dựng lối sống lành mạnh giúp điều trị cao huyết áp ở trẻ em - Ảnh: Internet

1.5. Giữ trẻ tránh xa khói thuốc lá

Gián tiếp hít phải khói thuốc lá cũng có thể gây cao huyết áp ở trẻ. Đồng thời trực tiếp làm tổn thương tim và mạch máu của người bệnh. Do đó, bảo vệ con bạn tránh xa khói thuốc là điều cần thiết để điều trị cao hiệu quả.

2. Điều trị cao huyết áp ở trẻ em bằng thuốc

Nếu trẻ bị cao huyết áp nặng, không thể cải thiện bằng cách thay đổi lối sống. Vậy thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng liệu pháp sử dụng thuốc hạ huyết áp. Để tìm được loại thuốc phù hợp và ít tác dụng phụ có thể sẽ mất một thời gian.

Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh của trẻ bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc phù hợp. Một số nhóm thuốc được chấp nhận sử dụng cho trẻ em bao gồm:

- Thuốc lợi tiểu có tác dụng làm giảm lượng chất lỏng trong máu. Từ đó giúp loại bỏ lượng natri ra khỏi cơ thể.

- Thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn alpha, chẹn canxi giúp giữ mạch máu từ thắt chặt.

- Thuốc Beta-blockers ngăn chặn cơ thể tạo Hormone adrenaline gây căng thẳng, khiến tim đập nhanh, làm co thắt mạch máu dẫn đến cao huyết áp.

Điều trị cao huyết áp ở trẻ em bằng thuốc nên bắt đầu với liều thấp nhất. Sau đó sẽ tăng dần lên đến khi đạt huyết áp mục tiêu. Trong quá trình điều trị thuốc đầu tiên với liều tốt đa, nếu trẻ bị tác dụng phụ sẽ được chỉ định sử dụng thêm loại thuốc thứ hai.

Việc phối hợp thuốc phải dựa trên cơ chế bổ trợ tác dụng giữa các nhóm như: UCMC + lợi tiểu, thuốc giãn mạch + lợi tiểu hoặc chẹn Beta.

Trong quá trình điều trị, phải theo dõi sát sao chỉ số huyết áp của trẻ. Biến chứng cơ quan đích, tác dụng phụ của thuốc, điện giải đồ dùng ở trẻ và các yếu tố nguy cơ liên quan đến tim mạch cần được kiểm soát liên tục.

Cao huyết áp ở trẻ em: Các phương pháp điều trị thường gặp - Ảnh 3.

Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ - Ảnh: Internet

Thực tế, các dấu hiệu cap huyết áp ở trẻ em thường không rõ ràng. Khám và đo huyết áp định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện sớm bệnh. Đối với các trường hợp có nguy cơ cao, cha mẹ nên kiểm tra huyết áp liên tục và thay đổi lối sống cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Trong trường hợp trẻ bị cao huyết áp thứ phát, cần theo dõi liên tục tình trạng sức khoẻ và tiến trình phát triển của bệnh tiềm ẩn. Tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa để cải thiện tình trạng huyết áp an toàn và hiệu quả nhất.

3. Một số khuyến cao khi điều trị cao huyết áp ở trẻ em

Cao huyết áp ở trẻ em có nhiều điểm khác biệt với cao huyết áp ở người lớn. Phần lớn trường hợp cao huyết áp ở trẻ em là cao huyết áp thứ phát. Vì thế, việc tiếp cận bệnh phụ thuộc vào chẩn đoán. Quá trình điều trị cần can thiệp vào nguyên nhân gây bệnh.

- Các phương pháp điều trị cao huyết áp ở người lớn không thể áp dụng ở trẻ em. Do những điểm khác biệt về sinh lý và bệnh lý.

- Các loại thuốc giảm huyết áp mang lại hiệu quả ở người lớn chưa đủ bằng chứng về tính an toàn và hiệu quả khi dùng ở trẻ em.

Việc này cho thấy điều trị cao huyết áp ở trẻ em cần áp dụng phác đồ trị liệu riêng biệt. Đồng thời phải tuyệt đối cẩn trọng khi điều trị để mang đến kết quả tốt nhất.


Tác giả: HT