Giống như người lớn, cao huyết áp ở trẻ em cũng có thể phát triển thành bệnh lý mãn tính. Chúng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của não bộ, tim mạch, thận, mắt và các cơ quan khác. Có thể nói, cao huyết áp gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Đồng thời nó còn là nguyên nhân dẫn đến suy giảm tuổi thọ trong tương lai.
Vậy cao huyết áp ở trẻ em có nguy hiểm không? Nó gây ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của trẻ? Và làm thế nào để cải thiện huyết áp giúp sức khỏe ổn định?
Cao huyết áp ở người cao tuổi vô cùng nguy hiểm. Bởi nó là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong do suy tim và đột quỵ. Vậy cao huyết áp ở trẻ em có nguy hiểm không? Nó gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bé?
Các chuyên gia khuyến cáo, cao huyết áp ở trẻ em gây tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Mức độ tổn thương các cơ quan bên trong do cao huyết áp ở trẻ em không hề thua kém so với người trưởng thành.
Cụ thể, khi bị cao huyết áp nặng, trẻ có thể gặp phải các biến chứng liên quan đến não, thận và tim mạch. Một số biến chứng thường gặp ở trẻ em bị cao huyết áp nặng như: Co giật, tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận,...
Thậm chí với các trường hợp bị cao huyết áp nhẹ thì tình trạng sức khỏe cũng bị ảnh hưởng. Nếu tình trạng tăng huyết áp kéo dài nhưng không được điều trị hợp lý có thể phát triển thành mãn tính, tăng nguy cơ đột quỵ khi trưởng thành.
Cao huyết áp ở trẻ em là bệnh nguy hiểm. Bởi cao huyết áp ở trẻ em thường không có dấu hiệu rõ ràng. Đồng thời nó có thể bộc phát các biến chứng một cách đột ngột vô cùng nguy hiểm.
Hầu hết các biến chứng như đột quỵ, suy tim ít khi xảy ra ở trẻ nhỏ. Nhưng nếu trẻ bị cao huyết áp trong thời gian dài mà chưa được phát hiện và điều trị sớm thì hoàn toàn có thể bị tai biến mạch máu não, suy thận, gây tổn thương não bộ... Thậm chí nó có thể đe dọa tính mạng của trẻ nếu khởi phát đột ngột.
Có thể bạn chưa biết, Cao huyết áp đột ngột: Dấu hiệu, nguyên nhân, nguy cơ và cách xử trí khẩn cấp như thế nào.
Một trong những nguyên nhân khiến cao huyết áp ở trẻ em trở nên nguy hiểm hơn là do sự thiếu hiểu biết của người lớn. Với những hiểu lầm cho rằng, cao huyết áp chỉ xuất hiện ở người trưởng thành, nên nhiều bậc phụ huynh ít quan tâm đến tình trạng sức khỏe của trẻ.
Thậm chí đa số phụ huynh còn nghĩ rằng cao huyết áp tuyệt đối không thể xuất hiện trong thời thơ ấu. Đồng thời họ cũng không nghĩ đến cao huyết áp có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của con mình.
Chính sự chủ quan và thiếu hiểu biết khiến tình trạng cao huyết áp của trẻ nghiêm trọng hơn và bỏ lỡ thời gian điều trị bệnh tốt nhất. Điều này dẫn đến những nguy cơ biến chứng nguy hiểm trong tương lai.
Vì thế để phòng tránh cao huyết áp ở trẻ, các bác sĩ khuyến cáo trẻ em từ 3 tuổi cần được thăm khám và đo huyết áp đều đặn. Đồng thời thường xuyên tái khám sức khỏe định kỳ.
Đặc biệt là với những gia đình có tiền sử cao huyết áp. Những em bé bị thừa cân, béo phì cũng là đối tượng cần đo huyết áp thường xuyên. Việc này giúp phát hiện bệnh sớm để điều trị và phòng ngừa biến chứng hiệu quả.
Với câu hỏi cao huyết áp ở trẻ em có nguy hiểm không chắc hẳn bạn đã có lời giải. Tuy nhiên, việc tìm hiểu những biến chứng do cao huyết áp có thể xảy ra giúp chúng ta cảnh giác hơn để phòng tránh hiệu quả. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp do cao huyết áp ở trẻ em.
Đây là biến chứng rõ ràng và thường gặp nhất ở trẻ em bị cao huyết áp. Tổn thương xảy ra khi huyết áp của trẻ vượt trên bách phân vị thứ 95 theo độ tuổi, giới tính và chiều cao. Đây là ngưỡng có liên quan chặt chẽ đến phì đại thất trái. Biến chứng có thể xảy ra sớm ngay khi trẻ em được chẩn đoán cao huyết áp.
Sự thay đổi về cấu trúc, chức năng co dãn của mạch máu liên quan đến cao huyết áp. Điều này biểu hiện rõ nhất là các bệnh lý liên quan đến mạch máu võng mạc. Tỉ lệ tổn thương võng mạc chiếm khoảng 50% các trường hợp trẻ bị cao huyết áp. Các dấu hiệu này có thể ổn định sau khi tình trạng huyết áp ổn định.
Các biến chứng thần kinh thường xảy ra khi trẻ bị cao huyết áp nặng. Một số biểu hiện biến chứng nguy hiểm là tai biến mạch máu não, co giật, liệt nửa người,...Tiên lượng biến chứng não do cao huyết áp ở trẻ em tốt hơn so với người lớn nếu được điều trị sớm.
Gặp phải biến chứng cao huyết áp, cần Làm gì khi bị tai biến mạch máu não do tăng huyết áp.
Biến chứng thường xảy ra trong trường hợp cao huyết áp dai dẳng kéo dài đến tuổi trưởng thành. Với trường hợp này, bên cạnh suy thận trẻ còn có nguy cơ đau tim, suy tim và đột quỵ dẫn đến giảm tuổi thọ.
Trên đây là lời giải cho câu hỏi cao huyết áp ở trẻ em có nguy hiểm không và những biến chứng thường gặp. Tốt hơn hết bạn nên đưa trẻ đi khám định kỳ để phát hiện cao huyết áp sớm và điều trị nhanh nhất có thể, đảm bảo sức khỏe ổn định.