Cao huyết áp ở người cao tuổi diễn ra như thế nào? Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Hoặc cần phải làm gì để có thể cải thiện được bệnh cao huyết áp ở người già?... không phải ai cũng biết.
Vì vậy, trong nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn một số kiến thức cơ bản về căn bệnh này, để bạn đọc tham khảo và phòng tránh bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi một cách tốt nhất.
Nói một cách dễ hiểu thì huyết áp là áp lực của dòng máu trong lòng động mạch đi nuôi cơ thể. Huyết áp được sinh ra bởi co hút, đẩy máu của tim cũng như sự co giãn của thành mạch. Ngoài ra, huyết áp còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác như: Nhịp tim, độ đàn hồi động mạch, thể tích máu lưu thông và độ nhớt máu…
Tóm lại, bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi chính là tình trạng huyết áp cao hơn mức bình thường (> 140/90 mmHg). Bởi nếu áp lực của máu quá cao cũng đồng nghĩa với việc trái tim của bạn cần phải dùng lực hơn. Như thế mới có thể bơm đủ máu cung cấp cho toàn bộ cơ thể. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ suy tim, suy thận thậm chí đột quỵ.
Theo các nghiên cứu mới nhất hiện nay, thì mạch máu tự nhiên bị “ cứng lại” theo thời gian tuổi tác sẽ mất tính đàn hồi. Đây cũng chính là câu trả lời cho việc tại sao người cao tuổi là đối tượng thường xuyên gặp phải tình trạng huyết áp cao.
Thực tế, có đến 90 % trường hợp cao áp huyết chưa tìm ra nguyên nhân. Dưới đây là một số yếu tố được xem là nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi.
Theo các nghiên cứu mới nhất cho thấy, sự gia tăng chỉ số khối cơ thể cũng như sự gia tăng tuổi tác. Có liên quan mật thiết đến huyết áp cao và có thể làm tăng huyết áp ở người già.
Tiểu đường cũng chính là yếu tố dẫn đến một số căn bệnh như: béo phì, bệnh tim và cao huyết áp cao ở người cao tuổi. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do chế độ ăn uống không khoa học, lượng đường cao.
Theo các chuyên gia hàng đầu thì bệnh thận là một trong những nguyên nhân dẫn chủ yếu, gây ra bệnh cao huyết áp. Nó chỉ đứng sau bệnh tiểu đường. Bởi huyết áp cao dẫn đến các động mạch bị thu hẹp. Làm cho chúng suy yếu và cứng lại không đưa máu đến thận đúng lúc và không có hiệu quả.
Hơn nữa, bệnh thận còn có thể làm hỏng các mạch máu của thận. Cũng như không thể loại bỏ chất thải đúng chuẩn. Điều này dẫn đến áp lực tác động trực tiếp lên các động mạch làm huyết áp tăng cao.
Ngoài những yếu tố trên còn có một số tác nhân khác như:
- Rượu.
- Thiếu vận động.
- Dòng giống.
- Giới tính.
- Tuổi tác,…
Không giống với những căn bệnh khác. Cao huyết áp ở người cao tuổi thường không có dấu hiệu, hay triệu chứng gì đặc biệt. Có lẽ vì thế mà có rất nhiều người bị bệnh cao huyết áp từ lâu nhưng không biết. Mãi cho đến khi đi khám bệnh hoặc bị biến chứng nặng do bệnh cao huyết áp gây ra mới biết.
Điều này cũng lý giải vì sao, bệnh cao huyết áp trở nên nguy hiểm và được đánh giá là “ kẻ giết người thầm lặng”. Vì thế, bạn cần phải kiểm tra huyết áp thường xuyên để biết được rằng, mình có bị bệnh cao huyết áp hay không?.
Tuy nhiên, khi bị cao huyết áp thường có một số triệu chứng như sau:
- Choáng váng, nhức đầu.
- Thường xuyên bị mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, ù tai.
- Hoặc khó thở, đau tức ngực, hồi hộp…
- Đỏ mặt, kèm theo đó là buồn nôn.
- Đặc biệt, có vấn đề về thị giác và hô hấp…
Khi thấy có các dấu hiệu trên, bạn cần đưa ông bà, bố mẹ hoặc chính bản thân mình đến cơ sở y tế gần nhất. Để thăm khám và xác định bệnh, từ đó có phác đồ điều trị nhanh chóng và kịp thời.
Nhưng có một thực tế đáng buồn chính là khi thấy những dấu hiệu trên bệnh đã chuyển nặng. Do đó bạn cần quan tâm, chú ý đến sức khỏe của mình. Đồng thời, để ý đến những dấu hiệu bất thường đối với cơ thể, từ đó phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Có thể nói bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi nếu không được chữa trị kịp thời, sẽ làm ảnh hưởng rất xấu đến tình trạng sức khỏe. Khi huyết áp cao hơn bình thường cũng có nghĩa là tim và các mạch máu phải làm việc nhiều hơn. Nhất là tim lúc nào cũng phải làm việc hết công xuất, lâu dần trở nên mệt mỏi và yếu dần.
Cho đến một lúc nào đó, tim không còn bơm được đủ máu nuôi cơ thể, không đáp ứng được nhu cầu của cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt là những người thiếu vận động, gây ra các triệu chứng mệt, choáng váng, khó thở... nhất là khi vận động.
Chính áp suất cao trong các mạch máu, sẽ làm tổn thương thành của các mạch máu. Tuy nhiên, nó chỉ làm tổn thương trong lòng các mạch máu có chất mỡ cholesterol. Cũng như các tế bào tiểu cầu có sẵn trong máu bám vào. Chính cơ chế này khiến cho các mạch máu bị tổn thương thêm, dần dần thu hẹp lại.
Từ đó gây ra các biến chứng như:
- Tai biến mạch máu não.
- Suy thận.
- Giảm thị giác…
Nếu không chữa trị kịp thời, người cao tuổi rất dễ bị bệnh hẹp tắc các động mạch tim. Làm cho tim thiếu máu nuôi gấp 3 lần, suy tim gấp 6 lần đặc biệt, nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao hơn người bình thường 7 lần.
Việc điều trị bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi khó mà cũng dễ. Nó sẽ dễ khi được phát hiện kịp thời. Việc đầu tiên trong việc điều trị chính là thay đổi lối sống, sinh hoạt. Cụ thể:
- Duy trì trọng lượng cơ thể luôn khỏe mạnh.
- Chế độ ăn uống lành mạnh.
- Tập thể dục hàng ngày.
- Hạn chế hấp thụ muối.
- Nói không với thuốc lá.
- Hạn chế dùng nước uống có cồn.
- Ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
- Kiểm tra huyết áp tại nhà thường xuyên.
Sau khi thực hiện tất cả các biện pháp trên, bạn cảm thấy nó chưa hiệu quả như mong muốn. Bạn có thể nhờ bác sĩ kê đơn thuốc cho bạn. Có nghĩa là bạn cần sử dụng thuốc điều trị bệnh cao huyết áp sao cho phù hợp với tình hình bệnh của mình.
Bạn cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và lành mạch. Có như vậy mới có thể kiểm soát tốt được huyết áp của mình một cách tốt nhất. Đặc biệt, không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như chất lượng của cuộc sống. Dưới đây là chế độ ăn uống lành mạnh dành cho người cao tuổi bị bệnh cao huyết áp.
- Chất đạm: Nên sử dụng từ 0,8 đến 1g protein cho 1 kg cân nặng.
- Chất béo: Từ 25 đến 30g, nên sử dụng dầu thực vật như: dầu đậu nành, đậu phộng, mè, oliu, hướng dương…
- Chất bột đường nên sử dụng trong khoảng từ 300 đến 320g.
- Muối ăn: Bao gồm cả bột ngọt, bột nêm, nước tương, nước mắm...Không vượt quá 6g bạn nhé.
- Chất xơ từ rau, củ, quả trong khoảng 30 đến 40g (Tương đương từ 300 đến 500 g rau).
- Nên ăn cá thường xuyên.
- Đồng thời, bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, PP như các loại quả chín.
Nói không với các loại thức ăn sau:
- Các loại thức ăn có chứa hàm lượng muối cao, không nên ăn mặn.
- Không ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều năng lượng như: Chocolate, đường glucose, đường mía…
- Không nên ăn đồ ăn có chứa nhiều mỡ động vật.
- Nội tạng động vật.
- Hạn chế sử dụng các loại nước ngọt có ga, bia, rượu…
- Không nên ăn quá nhiều thịt gà: Bởi trong thịt gà có chứa rất nhiều hàm lượng dinh dưỡng cao, ăn nhiều sẽ khiến cho cholesterol và huyết áp tăng cao.
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn trang bị thêm một số kiến thức hữu ích về căn bệnh mãn tính này. Từ đó giúp cho người bệnh an tâm hơn, sống lạc quan, yêu đời hơn với mức huyết áp luôn ổn định.