Cao huyết áp ở bà bầu và 6 điều mẹ cần biết

Cao huyết áp ở bà bầu và 6 điều mẹ cần biết
Tăng huyết áp khi mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng sức khỏe cho cả hai mẹ con, thậm chí còn gây tử vong. Phòng tránh cao huyết áp ở bà bầu có thể giúp ngăn ngừa những nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Cao huyết áp ở bà bầu thường xuất hiện từ sau tuần thứ 20 của thai kỳ mà trước đó người mẹ có chỉ số huyết áp bình thường. 3 tháng sau khi sinh, huyết áp của thai phụ sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên tình trạng này có thể dẫn tới nhiều vấn đề về sức khỏe trong quá trình mang thai và sau khi sinh. Nếu không kịp thời điều trị có thể gây nên biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

1. Cao huyết áp ở bà bầu là gì?

Huyết áp là áp lực máu ảnh hưởng lên thành mạch khi tim co bóp để bơm máu đi khắp cơ thể. Trong thời kỳ mang thai, cao huyết áp nặng hay không kiểm soát có thể gây ra các biến chứng cho cả thai nhi và mẹ. Cao huyết áp ở bà bầu xảy ra khi huyết áp cao tăng vào nửa sau của thai kỳ (sau tuần thứ 20). Điều này thường diễn ra với người có chỉ số huyết áp trước lúc mang thai hoàn toàn bình thường. Tuy thường khỏi bệnh sau khi sinh nhưng tăng huyết áp thai kỳ có thể làm tăng khả năng mắc bệnh huyết áp cao.

Huyết áp thường được đo như sau:

- Huyết áp bình thường: Dưới 120/80 mmHg

- Huyết áp bình thường cao: Huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg và huyết áp tâm thu trong khoảng 120 - 129

- Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm trương khoảng 80 - 89 mmHg và huyết áp tâm thu khoảng 130 - 139

- Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu từ 140 trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.

Cao huyết áp ở bà bầu và những điều cần biết - Ảnh 2.

Cao huyết áp ở bà bầu và những điều cần biết - Ảnh: Internet

2. Triệu chứng cao huyết áp ở bà bầu

Cao huyết áp ở bà bầu thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ với những triệu chứng chính như sau:

- Phù: Là triệu chứng xuất hiện sớm nhất. Lúc này, thai phụ sẽ cảm thấy vùng da mềm, phù toàn thân.

- Tăng cân nhanh: Thể tích dịch cơ thể tăng lên do chức năng thận giảm. Bên cạnh đó, thai chèn ép làm ứ trệ tuần hoàn.

- Tiền sản giật: Khi huyết áp lớn hơn mức 140/90 mmHg cùng với đạm trong nước tiểu ở mức trên 300mg/24 tiếng sẽ gây tiền sản giật.

- Tiền sản giật nặng: Nếu huyết áp lớn hơn 160/110 mmHg và lượng đạm trong nước tiểu trung bình từ 5 giờ - 24 giờ cùng biểu hiện đau đầu, đau ở vùng thượng vị, tăng men gan, suy thận, thiểu niệu. Lúc này, thai phụ cần phải đi cấp cứu ngay, tránh để chuyển thành tình trạng sản giật, đe dọa tính mạng.

3. Huyết áp bà bầu bao nhiêu là bình thường

Huyết áp thai phụ trung bình dưới 140/90 mmHg. Tuy nhiên, nếu huyết áp quá thấp hay tăng cao hơn 140/90 mmHg, sẽ xảy ra nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm. Lúc đó, thai phụ có thể bị tiền sản giật bất cứ lúc nào. Vì thế nên theo dõi thường xuyên huyết áp để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cao huyết áp ở bà bầu và những điều cần biết - Ảnh 3.

Cao huyết áp ở bà bầu thường xuất hiện từ sau tuần thứ 20 của thai kỳ (Nguồn: Internet)

4. Cao huyết áp thai kỳ có nguy hiểm không

Có thể xảy ra các biến chứng sau:

- Tiền sản giật: Xảy ra khi huyết áp tăng vào nửa sau thai kỳ (từ 20 tuần thai) và có sự xuất hiện của đạm trong nước tiểu. Dù có khi bị tiền sản giật nhẹ cũng nên thận trọng để tránh biến chứng nặng hơn.

- Dễ bị tăng huyết áp ở lần mang thai tiếp theo

- Tác động xấu sức khỏe của cả hai mẹ con sau khi sinh

- Dễ mắc các bệnh mãn tính như thận, tim,…

Với thai nhi, có thể xảy ra các biến chứng sau:

- Chậm phát triển hay thậm chí chết lưu: Khi mẹ bầu mắc bệnh, lúc này thai nhi có thể không được nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng, dẫn tới chậm phát triển, nghiêm trọng hơn là tử vong ngay từ khi trong bụng.

- Sinh non: Dù có được điều trị nhưng thai phụ bị huyết áp cao hoặc tiền sản giật có thể cần phải dùng phương pháp sinh sớm để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Điều này có thể dẫn tới thai nhi sinh sớm gây tử vong.

Đọc thêm:

Rau mồng tơi là rau gì? Bà bầu ăn rau mồng tơi được không?

Bà bầu uống thuốc bắc có tốt không? Những lưu ý cần nhớ khi bà bầu uống thuốc bắc

5. Nguyên nhân cao huyết áp ở bà bầu

Có một số nguyên nhân có thể gây ra bệnh là:

- Thừa cân/ béo phì: Theo nhiều nghiên cứu, nếu người mẹ bị tình trạng tăng cân quá mức trước khi mang thai đều có thể là lý do tiềm ẩn gây ra cao huyết áp.

- Lối sống ít vận động: Những người vận động nhiều hơn trong thai kỳ có xu hướng giảm khả năng mắc tiền sản giật còn nhóm người hoạt động ít hơn có nguy cơ cao hơn.

- Huyết áp cao trước khi mang thai: Nếu trước khi mang thai, mẹ bầu mắc bệnh tăng huyết áp thì sẽ dễ bị bệnh tăng huyết áp mãn tính.

Các nguyên nhân khác có thể là: Không tập thể dục, hút thuốc, uống rượu, tuổi từ 40 trở đi, mang thai lần đầu, tiền sử gia đình…

6. Thai phụ bị tăng huyết áp nên làm gì?

Theo dõi lượng muối nạp vào cơ thể

- Người mắc huyết áp cao khi giảm lượng muối đưa vào cơ thể hàng ngày thì huyết áp cũng sẽ giảm. Không chỉ thế, việc này còn giúp phòng tránh huyết áp tăng. Tuy nhiên cơ thể vẫn cần phải cần phải có một lượng nhỏ natri để hoạt động bình thường, nhưng nếu dư thừa sẽ làm tăng huyết áp và làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay đột quỵ.

Không nên cho nhiều muối vào thức ăn hàng ngày. Bạn nên dùng các loại thảo mộc và gia vị thay thế để tăng hương vị cho món ăn. Bên cạnh đó tránh sử dụng thực phẩm đã qua chế biến, đồ ăn nhanh và đồ uống thể thao chứa nhiều natri. Cuối cùng là Không nên dùng thực phẩm đóng hộp vì chúng thường chứa nhiều natri.

Tập thở có kiểm soát

Hít thở sâu là một kỹ thuật được biết tới với tác dụng giảm mức độ căng thẳng và ổn định huyết áp. Không chỉ thế, mỗi khi tập hít một hơi sâu, máu được oxy hóa tốt sẽ được đưa tới từng tế bào trong cơ thể. Bạn có thể tập thở sâu trong 10 phút, 2 hoặc 3 lần hàng ngày để kiểm soát huyết áp.

Tập thói quen đi bộ

Mẹ bầu ít vận động có khả năng mắc cao huyết áp cao hơn những người thường xuyên tập thể dục. Một trong những bài tập tim mạch phù hợp nhất cho thai phụ là đi bộ. Đi bộ mỗi ngày 30 đến 45 phút là bài tập thể dục an toàn để thực hiện trong suốt chín tháng của thai kỳ. Bạn có thể bắt đầu bằng đi bộ chậm, tăng dần tốc độ và thời gian, từ 20 đến 60 phút.

Bổ sung lượng kali

Kali là một thành phần vô cùng quan trọng trong thai kỳ. Hoạt chất này giúp cân bằng chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể. Không chỉ thế, nó còn giúp trong việc truyền các xung thần kinh và co cơ. Một lượng kali được cung cấp đầy đủ giúp kiểm soát huyết áp của thai phụ. Bạn nên nạp từ 2.000 đến 4.000 mg kali hàng ngày. Một số thực phẩm được biết tới giàu kali là khoai lang, chuối, cà chua, nước cam, nho khô, khoai tây, đậu Hà Lan, dưa đỏ.

Ăn thực phẩm giàu Magie

Một chế độ ăn ít magie có thể dẫn tới tình trạng huyết áp cao. Đây là nguyên nhân tại sao bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu thành phần này vào trong chế độ ăn uống thai kỳ. Không chỉ thế, magie giúp phòng tránh nguy cơ tử cung sinh non. Đồng thời, nó cũng giúp xây dựng hệ thống răng và xương của bé trở nên chắc khỏe. Bạn có thể nạp magie từ các loại thực phẩm như hạnh nhân, chuối, đậu, bơ, đậu phụ, sữa đậu nành, khoai tây (còn vỏ), sữa chua và rau lá xanh.

Theo dõi cân nặng của bạn

Tăng cân trong thời kỳ mang thai là điều hoàn toàn bình thường, nhưng nếu tăng cân quá mức thì đây là dấu hiệu cảnh báo. Béo phì hay tăng cân mất kiểm soát trong thai kỳ có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả của mẹ bầu, thai nhi.

Hội chứng chuyển hóa, bệnh tim mạch và tiểu đường là hậu quả của việc tăng cân ở phụ nữ sau khi sinh. Thông qua xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen tập thể dục thích hợp, bạn có thể đạt được cân nặng khỏe mạnh.

Trên đây là những thông tin về tình trạng cao huyết áp ở bà bầu cũng như cách cải thiện hiệu quả. Chúc bạn và bé sinh mẹ tròn con vuông!


Tác giả: Trang Lê