Cao huyết áp do căng thẳng, lo âu có nguy hiểm không? Làm thế nào để kiểm soát?

Cao huyết áp do căng thẳng, lo âu có nguy hiểm không? Làm thế nào để kiểm soát?
Cao huyết áp do căng thẳng, lo âu nguy hiểm không kém gì so với cao huyết áp mãn tính. Không những thế, nó được coi là nguyên nhân chính dẫn đến các cơn cao huyết áp đột ngột.

Một số người tin rằng nguyên nhân cao huyết áp chủ yếu là do sự gia tăng tình trạng lo âu. Một số đối tượng khác lại cho rằng huyết áp cao là do kiềm chế tức giận. Vậy cao huyết áp do căng thẳng, lo âu có thực sự nguy hiểm? Nó có phải là nguyên nhân gây cao huyết áp mãn tính không?

1. Căng thẳng, lo âu gây ảnh hưởng thế nào đến cao huyết áp?

Thực chất, căng thẳng, lo âu không phải là nguyên nhân cao huyết áp mãn tính. Nó chỉ làm tăng huyết áp đột ngột và tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này đúng với cả những người bị chứng rối loạn lo âu trong thời gian dài.

Theo các chuyên gia, khi bị lo lắng, cơ thể sẽ kích thích phóng thích hormone adrenaline và cortisone khiến tim đập nhanh và giảm đường kính mạch máu. Điều này dẫn đến cao huyết áp ở người bệnh và có thể gây ra đột quỵ.

Cao huyết áp do căng thẳng, lo âu có nguy hiểm không? Làm thế nào để kiểm soát? - Ảnh 1.

Căng thẳng, lo âu có thể gây ra cao huyết áp đột ngột rất nguy hiểm - Ảnh: Internet

Ảnh hưởng của căng thẳng đến cao huyết áp trong thời gian ngắn có thể rất lớn. Nhiều trường hợp dẫn đến áp lực động mạch tăng lên từ 30 - 40%. Những thay đổi này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Khi nội tiết tố được loại bỏ thì nhịp tim, đường kính máu và huyết áp sẽ trở lại bình thường.

Đối với trường hợp người bệnh bị rối loạn lo âu mãn tính, tình trạng cao huyết áp sẽ có phản ứng tương tự theo cảm xúc của họ. Thông thường tình trạng cao huyết áp chỉ nghiêm trọng vào khoảng thời gian người bệnh căng thẳng, lo lắng nhiều. Còn lại, phần lớn khoảng thời gian nó đều trở về điểm bình thường để thích nghi với sự gia tăng tự nhiên của nội tiết tố.

2. Cao huyết áp do căng thẳng, lo âu có thực sự nguy hiểm?

Cao huyết áp do căng thẳng, lo âu vô cùng nguy hiểm. Bởi hậu quả nó gây ra cho sức khỏe không hề thua kém cao huyết áp mãn tính. Cao huyết áp tạm thời do căng thẳng hoàn toàn có thể gây ra tổn thương trên mạch máu, tim và thận. Bất kể tổn thương xảy ra trong thời gian dài hay ngắn đều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.

Dù là cao huyết áp đột ngột hay mãn tính đều tăng nguy cơ tổn thương cho các cơ quan bên trong cơ thể. Nguy hiểm hơn, nó là nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ dẫn đến tử vong.

Không chỉ vậy, khi bị căng thẳng, lo lắng người bệnh sẽ hình thành những thói quen xấu gây hại đến sức khoẻ. Đồng thời cũng là nguyên nhân tăng huyết áp cấp tính và mãn tính như: Hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê, sử dụng chất kích thích, mất ngủ hoặc ăn quá nhiều,...

Cao huyết áp do căng thẳng, lo âu có nguy hiểm không? Làm thế nào để kiểm soát? - Ảnh 2.

Cao huyết áp do căng thẳng, lo âu có thể gây đột quỵ ở người bệnh - Ảnh: Internet

3. Cao huyết áp do căng thẳng, lo âu có gia tăng theo thời gian?

Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể khiến bệnh nhân bộc phát các hành vi bất cần gây nguy hại cho sức khỏe như chối bỏ việc tuân thủ điều trị. Điều này khiến tình trạng cao huyết áp duy trì và tăng dần theo thời gian.

Trong thực tế mức gia tăng cao huyết áp do căng thẳng, stress có thể khá cao. Tuy nhiên nếu tình trạng căng thẳng được kiểm soát thì huyết áp sẽ nhanh chóng được ổn định và quay về mức bình thường.

4. Điều trị và phòng tránh cao huyết áp do căng thẳng, lo âu

Có rất nhiều nguyên nhân gây cao huyết áp. Các liệu pháp điều trị phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh. Điều trị cao huyết áp do căng thẳng, lo âu vô cùng phức tạp. Việc đầu tiên bạn cần làm là điều chỉnh lại tâm lý, giảm áp lực, cải thiện chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó sử dụng một số thuốc bổ sung theo khuyến cáo của bác sĩ để giảm huyết áp.

Mặc dù kiểm soát căng thẳng không phải là biện pháp trực tiếp làm giảm huyết áp. Tuy nhiên nó có tác động gián tiếp đến việc thay đổi lối sống và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Cao huyết áp do căng thẳng, lo âu có nguy hiểm không? Làm thế nào để kiểm soát? - Ảnh 3.

Suy nghĩ tích cực là cách phòng tránh cao huyết áp do căng thẳng hiệu quả - Ảnh: Internet

Thực tế, có vô số cách kiểm soát căng thẳng. Bạn có thể lựa chọn biện pháp phù hợp nhất và áp dụng trong thời gian dài để duy trì huyết áp ổn định. Để phòng tránh cao huyết áp do căng thẳng, lo âu bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây.

- Đơn giản hóa lịch trình làm việc. Nếu bạn thấy căng thẳng với lịch trình làm việc kín mít, hãy dành ra vài phút mỗi ngày để tìm ra điều ít quan trọng nhưng lại mất nhiều thời gian để xem xét giảm tải hoặc cắt bỏ chúng.

- Thư giãn nhịp thở bằng cách thở chậm và sâu để giảm stress đáng kể. Kết hợp với đó là thực hiện các bài tập nhẹ nhàng theo chỉ dẫn của chuyên gia. Trong trường hợp bạn đã được chẩn đoán cao huyết áp, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện. Yoga và thiền là hai bộ môn giúp thư giãn, giảm căng thẳng hiệu quả.

- Ngủ đủ giấc từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày giúp thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng, lo âu. Để giấc ngủ chất lượng hơn bạn có thể tiến hành massage cho cơ thể bằng tinh dầu thơm. Mùi hương của tinh dầu thảo mộc giúp thư giãn, xoa dịu tâm trí và loại bỏ căng thẳng.

- Suy nghĩ tích cực, giữ tâm trạng luôn vui vẻ bằng cách cười mỗi ngày. Khi bạn cười cơ thể sẽ tạo ra endorphin làm giảm căng thẳng, lo âu từ đó ngăn ngừa cao huyết áp.

Để tâm trạng luôn vui vẻ, lạc quan bạn hãy thử phá bỏ các rào cản có sẵn, tìm ra thứ thực sự phù hợp với mình và sẵn sàng trải nghiệm. Lựa chọn chiến lược phù hợp, bắt tay vào hành động với suy nghĩ tích cực giúp bạn vượt qua căng thẳng, duy trì huyết áp ổn định.

Trên đây là một số điều cần biết về cao huyết áp do căng thẳng, lo âu. Bạn cần ghi nhớ để có biện pháp phòng tránh và điều trị hiệu quả. Hãy đến ngay bệnh viện để được thăm khám nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Đo huyết áp thường xuyên là cách tốt nhất giúp phát hiện bệnh sớm.


Tác giả: HT