Cạo gió, bao gồm hàng loạt những tác động vật lý tích cực từ những dụng cụ chuyên dụng (như bàn cạo gió, dây chuyền hoặc bạc nguyên chất, trứng gà…), hay hỗn hợp các nguyên liệu tự nhiên như lá trầu không, tỏi, gừng, rượu… trên những bộ phận đặc định của cơ thể.
Nhờ việc đánh, cạo theo kinh mạch tạo thành các điểm, nốt tụ máu hoặc xuất huyết trên da, từ đó giúp cải thiện tuần hoàn máu cục bộ, trừ bỏ khí độc, hoạt huyết tán ứ, làm đầu óc đỡ mệt mỏi, thanh nhiệt giải độc… Ở những nơi xa các trung tâm y tế, cạo gió chữa cảm lạnh rất tốt, nhanh có tác dụng với người bệnh.
Phương pháp này thường cạo các bộ phận chính trên cơ thể như: Ở lưng cạo hai bên xương sống từ vai xuống thắt lưng, dọc theo xương sống nửa thân trên; ở tay cạo dọc cánh tay mặt theo mặt trước và mặt trong theo lòng bàn tay. Nhờ cạo gió, sẽ giúp giải hàn, giảm nhiệt, bệnh thuyên giảm, rất phù hợp giải cảm. Ngoài ra nếu người bệnh ho và ngứa cổ thì sẽ cạo thêm dọc xương mỏ ác ở ngực.
Bạn nên cạo theo hướng từ trên xuống dưới. Lưu ý rằng ở tay và ngực nên sử dụng lực nhẹ, còn ở lưng có thể mạnh hơn một chút tùy vào sức chịu đựng của người bệnh. Khi cạo nên bôi dầu gió lên da hoặc một số loại dầu bôi trị cảm lạnh. Sau khi cạo gió chữa cảm lạnh, nên uống nhiều nước nóng, đắp chăn nếu cần thiết để cơ thể tiết ra mồ hôi.
Một số vật dụng có hình cung tròn hoặc nhẵn nhụi đều có thể dùng để cạo gió chữa cảm lạnh như: nhẫn bạc, đồng tiền bằng bạc, lược, thìa canh, miệng chén… Theo như hiện nay, cạo gió được làm bằng sừng trâu được dùng rất rộng rãi (sừng trâu là một vị thuốc Đông y có khả năng phát tán chướng khi và lưu thông khí huyết).
Đầu tiên, để cạo gió, người bệnh cần để lộ da chỗ cần cạo. Lúc này người cạo sẽ bôi dầu lên chỗ đó, tay cầm vật cạo để góc 45 hoặc 90 độ rồi bắt đầu cạo. Cạo theo thứ tự cổ, lưng, bụng, chân và tay từ trên xuống; ngực thì cạo từ trong ra ngoài, bạn cần chú ý dùng lực đều và miết dài. Cạo khoảng 3 đến 5 phút khi bề mặt da nổi vết đỏ tím là được.
Chú ý rằng không nên cạo quá 10 phút, không dùng lực cưỡng bức để tạo vết đỏ tím. Cạo xong vị trí này mới chuyển vị trí khác và cách nhau từ 3 đến 6 ngày giữa hai lần cạo.
Đối với bệnh nhân cạo gió chữa cảm lạnh cần tránh chỗ có gió lạnh, giữ ấm vào mùa đông, mùa hè thì không để quạt thổi vào người. Tuyệt đối không tắm rửa bằng nước lạnh sau khi nổi vết cạo trong khoảng 30 phút.
Sau khi cạo gió chữa cảm lạnh cần uống một cốc nước nóng, có thêm chút muối. Phải lưu ý khử trùng vật cạo trước và sau khi cạo, tránh cạo những chỗ lở loét, phần bụng người có thai, người có bệnh về dam khó đông máu và những người có độ mẫn cảm quá cao về da.
Cạo gió đã được công nhận là một phương pháp điều trị bằng Đông y, vậy nên bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng phương pháp này. Cần chú ý cạo đúng cách, biết rõ cách cạo, đối tượng không nên cạo để tránh những tác dụng phụ.
Người sử dụng cạo gió chữa cảm lạnh sẽ giúp khí huyết lưu thông, tinh thần sảng khoái, phấn chấn hơn, mau khỏi bệnh hơn. Tuy nhiên nếu như có bất kỳ những bất thường xảy ra, bạn cũng chú ý gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.