Cảnh báo vấn đề sức khoẻ nghiệm trọng nếu có 1 trong 5 biểu hiện sau khi uống nước dưới đây

Cảnh báo vấn đề sức khoẻ nghiệm trọng nếu có 1 trong 5 biểu hiện sau khi uống nước dưới đây
Khó nuốt, uống nhiều nước nhưng không đi tiểu, uống nước bị đầy hơi,... là những dấu hiệu sức khoẻ nghiêm trọng cần chú ý.

Nước chiếm 75% trọng lượng của cơ thể và có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, thải độc cũng như điều chỉnh thân nhiệt và giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng thông qua quá trình ăn uống,...

Nhiều nghiên cứu cũng đã kết luận rằng người ta chỉ có thể nhịn uống nước từ 3 - 5 ngày nhưng lại có thể nhịn ăn tới một tháng.

Dưới đây là những dấu hiệu nếu sau lần nào uống nước cũng bị chứng tỏ cơ thể đang gặp vấn đề mà bạn cần chú ý để thăm khám sức khoẻ sớm

1. Cảm thấy khó nuốt: Ung thư thực quản

Theo Sohu thì những người có bệnh lý ở vùng hầu họng, vùng thực quản hay có biểu hiện khó nuốt ngay cả khi uống nước, một số khác còn có biểu hiện nôn mửa nếu như cố nuốt xuống. Lúc này có thể thực quản đã bị chèn ép - dấu hiệu có khối u ung thư thực quản điển hình.

Do vậy mà nếu lần nào uống nước cũng cảm thấy khó nuốt thì bạn cần chú ý tới việc tầm soát ung thư thực quản hay thăm dò vùng hầu họng sớm để phát hiện các tổn thương bất thường.

Cảnh báo vấn đề sức khoẻ nghiệm trọng nếu có 1 trong 5 biểu hiện sau khi uống nước dưới đây - Ảnh 2.

Khối u thực quản gây ra tình trạng khó nuốt kể cả khi uống nước (Ảnh: Internet)

Một số dấu hiệu ung thư thực quản khác như:

+ Tăng tiết tuyến nước bọt do việc nuốt nghẹn khiến nước bọt không thể xuống dạ dày và luôn phải nhổ nước bọt ra ngoài

+ Buồn nôn và nôn: nôn bao gồm cả thức ăn và chất lỏng, xảy ra trong và ngay sau bữa ăn; chất nôn có thể dính máu nhưng không lẫn với dịch vị

+ Tụt cân, thiếu máu

+ Khó thở nếu khối u đã xâm lấn ra ngoài thực quản

+ Khàn tiếng, mất giọng, ho trên 2 tuần không khỏi

+ Đau tức ngực khi nuốt, đau vùng thượng vị, đau ngực, đau lưng.

2. Đầy hơi sau khi uống nước: Bệnh gan

Việc bị đầy hơi sau khi uống nước với biểu hiện bụng phình to có thể là dấu hiệu của bệnh gan như xơ gan, ung thư gan. Bụng phình to bất thường hay còn gọi là cảm giác chướng bụng, bụng bị căng tức khó chịu.

Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng chướng bụng khác:

- Nấm men trong đường ruột đang phát triển quá mức

- Chứng không dung nạp thực phẩm

- Bệnh Celiac hay còn gọi là bệnh mẫn cảm, không dung nạp gluten

- Kháng insulin

- Ăn uống kết hợp thực phẩm không đúng cách

- Ăn uống không đúng giờ

- Thiếu men tiêu hoá bao gồm cả chứng không dung nạp đường sữa

- Rối loạn hệ vi khuẩn của đường ruột hay còn gọi là vi sinh vật trong ruột phát triển quá mức hay ruột xuất hiện ký sinh trùng.

 - Ảnh 2.

Những người bị xơ gan, ung thư gan mỗi khi uống nước đều gây ra tình trạng trướng bụng (Ảnh: Internet)

3. Không đi tiểu: Bệnh thận

Một người khoẻ mạnh khi uống nước đầy đủ sẽ đi tiểu từ 6 - 7 lần/1 ngày, tuy nhiên nếu bạn uống nhiều nước mà vẫn không có cảm giác muốn đi tiểu một lần nào thì chứng tỏ là cơ thể của bạn đang bị mất nước ở mức độ nghiêm trọng - đây cũng là biểu hiện của việc thận đang có vấn đề.

Những dấu hiệu nhận biết chức năng thận đang bị suy giảm:

- Phù nề do thận không thể loại bỏ được các chất lỏng dư thừa khiến chúng tích tụ trong cơ thể và gây phù mặt, phù cổ chân, phù bàn chân,...

- Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, thiếu tập trung

- Ngứa do các chất cặn bị tích tụ trong máu

- Hơi thở có mùi amoniac do chứng ure huyết, bạn cũng có thể không thích ăn thịt nữa

- Buồn nôn và nôn

- Thở nông do chất lỏng tích tụ trong phổi

- Ớn lạnh do thiếu máu

- Đau ở lưng hoặc đau ở cạnh sườn.

4. Phù nề sau khi uống nước: Bệnh thận

Nếu quan sát thấy nhiều lần sau khi uống nước cơ thể của bạn bị phù nề thì có thể là do chức năng thận bị suy giảm, thận không thể đào thải bớt các chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể - từ đó gây ra phù nề ở mặt, cổ chân, bàn chân,...

5. Uống nhiều nước nhưng vẫn cảm thấy khô cổ: Đái tháo đường

Đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hoá insulin trong cơ thể. Nếu như bạn uống bao nhiêu nước mà vẫn cảm thấy khát, cổ bị khô đồng thời đi tiểu nhiều thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Cảnh báo vấn đề sức khoẻ nghiệm trọng nếu có 1 trong 5 biểu hiện sau khi uống nước dưới đây - Ảnh 4.

Nếu vẫn cảm thấy khô rát họng sau khi uống nước thì hãy cẩn thận với bệnh tiểu đường (Ảnh: Internet)

Theo Aboluowang, nếu uống nhiều nước mà vẫn thấy khô miệng thì rất có thể bạn đã bị thiếu hụt vitamin, nóng trong người hoặc là mắc một số bệnh nha chu.

Một số dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường:

- Hơi thở có mùi khó chịu do miệng bị khô sẽ không tiết ra đủ nước bọt để có thể rửa trôi vi khuẩn và giúp cân bằng độ pH trong miệng

- Mắt bị mờ do chất lỏng có thể hình thành trong tròng mắt khi lượng đường gia tăng trong máu

- Chân tay bị tê bì, có cảm giác châm chích

- Vết bầm, vết thương lâu lành, hệ miễn dịch suy giảm do nồng độ đường trong máu cao, mạch máu bị thu hẹp

- Sụt từ 5 - 10% trọng lượng cơ thể mà không rõ nguyên nhân trong 6 tháng

- Mệt mỏi dù nghỉ ngơi đủ

- Bị nhiễm nấm âm đạo

- Những đốm tối màu xuất hiện trên cổ, xuất hiện ở nách và xương chậu là các dấu hiệu sớm và rất phổ biến cho thấy rằng nồng độ insulin trong cơ thể đang có vấn đề

- Bị ngứa ngáy, da khô.


Tác giả: Anh Dũng