Cảnh báo thói quen gây viêm xoang bạn vẫn đang làm hàng ngày

Cảnh báo thói quen gây viêm xoang bạn vẫn đang làm hàng ngày
Chuyên gia sức khỏe cảnh báo những thói quen thói quen gây viêm xoang mà hàng ngày bạn vẫn thường xuyên làm.

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị viêm xoang, trong đó thói quen gây viêm xoang trong sinh hoạt hàng ngày khiến bệnh trở nên nặng và khó chữa hơn.

1. Khốn khổ vì viêm xoang mũi

Chị Hoàng Thị Thùy Ngân trú tại Thanh Trì, Hà Nội thường xuyên bị ngạt mũi, chảy nước mũi. Lúc đầu, chị Ngân tưởng bị viêm mũi dị ứng nên chỉ mua thuốc về nhỏ nhưng tình trạng bệnh không dứt, mũi ngạt nặng hơn, kèm theo những cơn đau đầu, mũi nề đỏ. Chị Ngân đi khám, bác sĩ chẩn đoán chị bị viêm xoang.

Khi được bác sĩ chẩn đoán viêm xoang, chị Ngân nghĩ đó là bệnh không chữa được nên về nhà mua thuốc y học cổ truyền bào chế để nhỏ mũi. Kết quả, 1 thời gian bệnh không còn dấu hiệu nhưng cứ đến hẹn lại lên, năm nào vào thời tiết mùa đông, mùa xuân chị Ngân lại bị ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi, người mệt mỏi, đau đầu.

Khi đi khám tại chuyên khoa tai mũi họng, các bác sĩ cho biết bệnh viêm đa xoang của chị đã chuyển sang mãn tính do đợt viêm xoang cấp điều trị không triệt để, vô tình có những thói quen gây viêm xoang khi tình trạng bệnh còn nhẹ mà không hề hay biết. 

Theo PGS Nguyễn Hoàng Sơn – Chủ tịch Hội Tai mũi họng Hà Nội, không chỉ người lớn mà ông từng gặp cả ở những đứa trẻ vài tuổi đã bị viêm xoang biếm chứng viêm mắt, nhìn mờ. Có những cháu mắt viêm nặng không rõ nguyên nhân, đi chữa mắt không khỏi. Cuối cùng bác sĩ xác định là do viêm xoang ảnh hưởng tới hốc mắt. PGS Sơn cho biết, viêm xoang ở trẻ nhỏ hiếm hơn nhưng cháu nào tiên lượng cũng rất khó khăn.

Ảnh 2.

Hàng ngày chúng ta vẫn thường làm những thói quen gây viêm xoang mà không hề hay biết, khiến bệnh nặng hơn (Ảnh: Internet)

2. Dấu hiệu cần nhớ để tránh các thói quen gây viêm xoang, khiến bệnh nặng hơn

Theo PGS Sơn, xoang là hốc rỗng nằm ở khối xương hàm mặt, nằm xung quanh hốc mũi và có đường thông. Người ta chia xoang trước và xoang sau. Viêm xoang là viêm niêm mạc ở trong xoang. 

Mũi và xoang thông nhau qua lỗ mũi nên viêm mũi có ảnh hưởng đến viêm xoang và ngược lại. Trong lâm sàng, PGS Sơn cho biết người ta chia làm hai loại viêm xoang cấp và viêm xoang mãn tính. Viêm xoang cấp là viêm niêm mạc, xung huyết, phù nề với các dấu hiệu cơ bản do nhiễm trùng như hơi sốt, sốt cao, điếc ở mũi, mệt mỏi…

Dấu hiệu nữa trong xoang cấp là chảy mũi, ngạt mũi đau ở vùng trước mặt, thậm chí ở trẻ nhỏ còn xuất hiện cơn đau và sưng nề, tấy đỏ cả vùng má trước.

PGS Sơn nhấn mạnh dấu hiệu viêm xoang ở trẻ khó phát hiện hơn. Các bác sĩ hướng dẫn phải đặt gương trước mũi trẻ để xác định xem trẻ thở như nào, có đúng là viêm xoang hay chỉ là viêm mũi thông thường. 

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm xoang bao gồm rất nhiều yếu tố như môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, điều kiện ăn ở, nơi làm việc, hóa chất độc hại, khói, bụi… và thói quen gây viêm xoang như ngoáy mũi. Ngón tay không sạch là cầu nối đưa vi khuẩn lên mũi gây viêm mũi trước rồi dẫn đến viêm xoang. Nước sinh hoạt hàng ngày không được tiệt trùng cũng dễ gây viêm xoang mũi.

Đối với những người bị viêm xoang cấp tính điều trị không triệt để bệnh sẽ chuyển sang mãn tính, người bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, cơ thể suy nhược hoặc những rối loạn ở đường hô hấp hay đường tiêu hóa do mủ xoang gây nên.

Ảnh 3.

Thói quen gây viêm xoang chủ yếu là ngoáy mũi vô tình đưa vi khuẩn vào mũi (Ảnh: Internet)

Chảy mũi cũng là triệu chứng chính của bệnh viêm xoang mạn tính. Thường chảy mũi hai bên, lúc đầu chảy mủ nhầy trắng, sau chảy đặc xanh hoặc vàng, mùi tanh hoặc hôi thối do bội nhiễm. Mủ thường chảy ra cửa mũi sau xuống họng hoặc xì ra cửa mũi trước. 

Tình trạng ngạt tắc mũi tăng dần và ngày càng rõ rệt dẫn đến tắc hoàn toàn do mủ ứ đọng, niêm mạc phù nề, cuốn giữa thoái hóa, cuốn dưới quá phát, hoặc do polyp thường ngạt cả hai bên.

Viêm xoang mạn tính cũng gây nên những rối loạn về ngửi, ngửi kém từng lúc, tăng dần hoặc mất ngửi hoàn toàn. Nhức đầu âm ỉ hay thành cơn ở vùng trán, má hai bên, hoặc đau nhức xung quanh hố mắt, sâu trong ổ mắt… Nhức đầu thường xảy ra vào buổi trưa và chiều làm cho bệnh nhân thường mệt mỏi, lười suy nghĩ.

Biến chứng của viêm xoang đi cùng với viêm mũi họng mạn tính, gây viêm tai giữa cấp tính, gây viêm kết mạc, viêm bờ mi, viêm túi lệ, viêm tấy hoặc áp xe ổ mắt, viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu, gây viêm thanh quản, viêm phế quản, gây viêm màng não, áp xe não, viêm thận, viêm khớp…

Khi có dấu hiệu viêm mũi, PGS Sơn cho biết người bệnh phải điều trị triệt để vì thường viêm mũi sẽ dễ mắc thêm viêm xoang.

Việc điều trị phải dùng đúng thuốc và đúng cách, trước khi nhỏ thuốc phải vệ sinh và làm sạch mũi. Khi nhỏ thuốc phải nằm ngửa để thuốc lên các khoang xoang bởi nếu ngồi hay ngửa cổ thì thuốc sẽ xuống họng và không có tác dụng chữa bệnh.

Tác giả: Phương Thuận