Cảnh báo nguy cơ mắc ung thư thứ 2 sau ung thư lưỡi

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Cảnh báo nguy cơ mắc ung thư thứ 2 sau ung thư lưỡi
Người bệnh sau điều trị có nguy cơ mắc ung thư thứ 2 sau ung thư lưỡi không? Nếu có những bệnh ung thư thứ 2 thường gặp là gì? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau.

Những người may mắn sống sót sau điều trị ung thư thường đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe. Trong đó, một trong những nỗi lo chính là nguy cơ ung thư thứ 2 sau ung thư lưỡi. Vậy người bệnh đang phải đối mặt với những điều gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1. Nguy cơ mắc bệnh ung thư thứ 2 sau ung thư lưỡi

Việc điều trị ung thư ung thư lưỡi đã hoàn thành, không có nghĩa là bệnh này sẽ không có cơ hội quay lại. Bên cạnh đó, những người bị ung thư nói chung hay ung thư lưỡi nói riêng còn phải đối mặt với nguy cơ di căn của tế bào ung thư gây ra bệnh ung thư thứ hai.

Trong trường hợp ung thư lưỡi quay lại, khoa học gọi là tái phát. Nhưng một số người điều trị ung thư lưỡi vẫn có nguy cơ phát triển một loại ung thư mới, không liên quan lưỡi.

Bạn cần hiểu rằng, điều trị ung thư không có nghĩa là bạn sẽ không mắc bệnh ung thư nữa. Những người bị ung thư sau khi được chữa khỏi vẫn có thể mắc lại loại bệnh cũ hoặc bệnh ung thư mới. Trên thực tế, một số loại ung thư và phương pháp điều trị có thể liên quan mật thiết đến nguy cơ mắc ung thư thứ hai.

2. Các bệnh ung thư thứ 2 liên quan đến ung thư lưỡi

Bệnh nhân đã bị ung thư lưỡi sau khi được điều trị hoàn toàn vẫn có nguy cơ mắc loại ung thư thứ hai. Trong đó, các bệnh ung thư dễ mắc phải như:

- Ung thư phổi

- Ung thư thực quản

- Ung thư tuyến tụy

- Ung thư ống mật

- Ung thư hậu môn

- Ung thư cổ tử cung

- Ung thư ruột kết

- Ung thư trực tràng

- Ung thư dạ dày

- Bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính

- Ung thư hạch

- Ung thư tuyến giáp

3. Làm sao để hạn chế nguy cơ mắc ung thư thứ 2 sau ung thư lưỡi

Việc mắc bệnh ung thư lần thứ 2 sau ung thư lưỡi là hoàn toàn có thể xảy ra. Để phòng tránh và bảo vệ sức khỏe của bản thân, bạn cần lưu ý các nguyên tắc tối quan trọng sau đây:

Từ bỏ hút thuốc

Thuốc là là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư nói chung và ung thư lưỡi nói riêng. Trong đó, ung thư phổi là loại ung thư liên quan mật thiết đến thuốc lá. Đây cũng là loại bệnh ung thư thứ hai có nguy cơ mắc phải hàng đầu đối với người có tiền sử ung thư lưỡi.

Cai thuốc là và việc không dễ thực hiện. Nhưng nếu làm được nó sẽ giúp người bệnh giảm nhiều mối nguy hại cũng như vấn đề về sức khỏe, bao gồm bệnh ung thư. Các số liệu được tổng hợp trong các năm qua cho thấy, những người không hút hoặc bỏ thuốc lá có tỷ lệ mắc bệnh về phổi, thực quản, thanh quản, vòm họng và khoang miệng thấp hơn nhiều so với người tiếp tục hút thuốc.

Theo dõi sau điều trị

Dù đã hoàn thành quá trình điều trị ung thư lưỡi nhưng người bệnh vẫn cần khám bác sĩ định kỳ để đảm bảo sức khỏe. Tại đây, bác sĩ sẽ theo dõi tình hình của người bệnh cũng như thực hiện xét nghiệm để phát hiện dấu hiệu ung thư quay trở lại hoặc lan rộng.

Những xét nghiệm này cũng rất hữu ích trong việc tìm ra nguy cơ mắc một số bệnh ung thư thứ hai. Trong đó, ung thư phổi hay ung thư mới ở miệng hoặc cổ họng là những bệnh ung thứ 2 phổ biến hàng đầu.

Để phòng tránh tối đa nguy cơ này, bạn cần chú ý theo dõi những thay đổi hay dấu hiệu bất thường của cơ thể và sức khỏe. Hãy nói ngay cho bác sĩ biết về các vấn đề này để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời. Bên cạnh đó, những người đã được điều trị ung thư lưỡi cần tuân thủ theo hướng dẫn của y bác sĩ về chế độ ăn uống, sinh hoạt và ngủ nghỉ.

Duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học

Việc cơ thể yếu, sức đề kháng kém sẽ tạo cơ hội cho tế bào ung thư quay trở lại hay lây lan nhanh chóng hơn. Chính vì vậy, những người đã được chữa trị ung thư lưỡi cần duy trì một thể lực tốt. Một số lưu ý giúp bạn luôn khỏe mạnh như sau:

- Đảm bảo trọng lượng cơ thể ổn định.

- Áp dụng lối sống năng động, luyện tập thể thao hàng ngày, sinh hoạt điều độ

- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thêm thực phẩm từ thực vật, rau xanh nhiều vitamin và khoáng chất

- Hạn chế rượu, không quá 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ hoặc 2 ly mỗi ngày đối với nam giới

Trên đây là các khuyến cáo được bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh sau điều trị ung thư cần áp dụng. Tuân thủ theo các lưu ý này có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư 2 sau ung thư lưỡi.

Nguy cơ mắc ung thư thứ 2 sau ung thư lưỡi là hoàn toàn có thể. Thậm chí, nếu người bệnh không biết cách chăm sóc và giữ gìn sức khỏe, việc phát sinh thêm bệnh chỉ là sớm hay muộn. Bởi vậy, bạn cần đặc biệt chú ý các phương pháp bảo vệ bản thân và ghé các cơ sở y tế uy tín về được thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ.


Tác giả: Lê Thọ Hưng