Huyết áp cao là bao nhiêu thì được gọi là mức nguy hiểm?

Huyết áp cao là bao nhiêu thì được gọi là mức nguy hiểm?
Bệnh tăng huyết áp vẫn được coi là một trong những kẻ giết người thầm lặng vì nó thường diễn biến âm thầm, không có các triệu chứng cụ thể nhưng hậu quả gây ra thì rất lớn. Vậy huyết áp cao bao nhiều được cho là nguy hiểm?

Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ về những chỉ số vừa phải, đáng báo động về huyết áp của cơ thể. Bên cạnh đó là một vài những việc chú ý cần phải làm khi huyết áp tăng cao.

1. Huyết áp là gì?

Thực chất, huyết áp là áp lực của dòng máu tác động lên thành mạch. Từ cơ chế bơm máu của tim cộng với sự co giãn của thành động mạch thì huyết áp được sinh ra. 

Thường huyết áp có xu hướng tăng cao vào ban ngày và giảm dần vào ban đêm. 

Chỉ số huyết áp khi tăng cao sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đối với sức khỏe, thậm chí là tính mạng vì vậy việc giữ cho huyết áp luôn ở mức ổn định là điều quan trọng và cần thiết.

>>> Tìm hiểu chi tiết:  Huyết áp cao là gì?

2. Chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu?

Huyết áp cao là bao nhiêu thì được gọi là mức nguy hiểm? - Ảnh 2.

Huyết áp cao là bao nhiêu thì được gọi là mức nguy hiểm?

Chúng ta có 02 chỉ số để đo huyết áp đó là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu hay còn gọi là huyết áp tối đa và huyết áp tâm trương, còn gọi là huyết áp tối thiểu. Nếu huyết áp tối đa hay huyết áp tâm thu ở người trưởng thành bình thường là từ 90-135 mmHg. Thì Huyêht áp tối thiểu hay huyết áp tâm trương ở người trưởng thành bình thường sẽ là từ 60-89 mmHg.

Huyết áp được gọi là cao khi huyết áp tâm thu >= 140 mmHg và/hoặc khi huyết áp tâm trương >= 90 mmHg - đây chính là câu trả lời cho câu hỏi huyết áp cao là bao nhiêu - một vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Để biết được huyết áp của bản thân là cao hay thấp thì bạn cần đo huyết áp thường xuyên, chúng ta có thể đến các trung tâm y tế để theo dõi huyết áp hay mua máy đo huyết áp tại nhà loại điện tử và tự theo dõi chỉ số huyết áp của mình.

3. Vậy chỉ số huyết áp bao nhiêu được cho là nguy hiểm?

Chúng ta không chỉ cần biết chỉ số huyết áp cao là bao nhiều mà cũng cần quan tâm rằng chỉ số huyết áp được coi là báo động ở mức nguy hiểm là huyết áp tâm thu trên 160 mm hg và huyết áp tâm trương trên 100 mm hg. Nếu huyết áp của bạn đang ở mức của chỉ số này thì cần phải đến gặp ngay bác sĩ để kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, vì huyết áp tăng cao rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận và thậm chí là tử vong.

4. Lưu ý khi bị bệnh tăng huyết áp cao

Thứ nhất, những người bị huyết áp cao sẽ phải uống thuốc đều đặn hàng ngày và đúng giờ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng thuốc nếu thấy huyết áp đã giảm về mức bình thường cũng không được tự ý ngưng thuốc vì chỉ số huyết áp đó là do hiệu quả của thuốc mang lại. Nếu không có sự điều chỉnh của bác sĩ thì không nên cũng như không được tự ý thay đổi các loại thuốc đang sử dụng, vì thuốc hạ áp có rất nhiều loại và mỗi loại thích hợp với từng đối tượng bệnh nhân riêng.

Thứ hai, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh như giảm tiêu thụ chất béo, mỡ động vật, muối, rượu bia, thức ăn nhanh, chất kích thích. Tích cực ăn nhiều rau xanh, chất xơ, trái cây và uống nhiều nước.

Thứ ba, thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao hàng ngày với những môn phù hợp cho sức khỏe như: Đi bộ, đạp xe, thiền hay tập yoga… Thêm vào đó, bệnh nhân tăng huyết áp cần giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoái mái, lạc quan, tránh những căng thẳng do stress hay xúc động mạnh

Thứ tư, khi bị cao huyết áp, cho dù có kiểm soát tốt chỉ số thì nguy cơ  mắc các biến cố tim mạch cũng chiếm một tỷ lệ rất cao, đặc biệt là hình thành các mảng xơ vữa gây bít tắc các động mạch, làm thiếu máu cơ tim và thiếu máu não, đặc hơn là gây nhồi máu cơ tim và nhồi máu não nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy việc phòng các biến chứng của huyết áp cao cũng quan trọng như kiểm soát chỉ số huyết áp vậy.

Dù là mắc bệnh huyết áp gì thì cũng đều có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu cũng rất cần được quan tâm để có thể có được những cách phòng ngừa và điều trị có hiệu quả.

Tác giả: LH