Được coi là một "màng chắn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, amidan đóng vai trò quan trọng để bảo vệ sức khỏe của con người. Tuy nhiên, khi amidan bị viêm nhiễm, nó lại trở thành một ổ vi khuẩn gây hại cho cơ thể bạn, nếu không chữa trị hay cắt bỏ, ổ vi khuẩn đó có thể trở thành một khối u ác tính, nguy cơ dẫn đến ung thư amidan là rất cao.
Có rất nhiều phương pháp điều trị viêm amidan, chỉ khi amidan trở nặng mới nghĩ đến việc cắt bỏ, nếu tùy tiện phẫu thuật, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ nguy hiểm tới tính mạng.
- Tây y: Trường hợp viêm amidan sẽ được chỉ định dùng phối hợp các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, chống phù nề, giảm ho, kháng viêm sát khuẩn tại chỗ...
- Phẫu thuật: Y học hiện đại chủ yếu chỉ định phương pháp phẫu thuật cắt amidan trong điều trị các trường hợp bệnh mãn tính, đặc biệt khi bệnh nặng, amidan trở thành một “ổ bệnh” gây hại cho cơ thể.
- Đông y: Các bài thuốc đông y được sử dụng tập trung giải quyết căn nguyên gây ra bệnh viêm amidan.
Cắt amidan là phương pháp điều trị được chỉ định nhằm lọai bỏ tổ chức amidan không còn vai trò miễn dịch và trở thành một ổ viêm chứa đầy các lọai vi khuẩn hoặc quá phát bít tắc hô hấp trên hoặc nghi ngờ phát triển thành u ác tính. Trong điều trị viêm amidan, cắt amidan được giới hạn tối đa sau, chỉ khi vị viêm nhiễm nặng, viêm nhiễm tái đi tái lại 5-7 năm mới chỉ định cắt bỏ.
Theo chuyên gia, người bệnh chỉ nên cắt amidan trong các trường hợp:
- Viêm amidan mạn tính có 4 đợt tái phát trong 1 năm. Viêm amidan mạn tính kéo dài đã được điều trị nội khoa tích cực trong vòng 4 - 6 tuần bệnh nhân vẫn đau họng, viêm hạch cổ , hơi thở hôi.
- Áp xe quanh amidan ít nhất một lần phải nhập viện điều trị .
- Viêm amidan gây biến chứng sốt thấp khớp, viêm vi cầu thận hoặc gây viêm tai giữa, viêm xoang… tái đi tái lại nhiều lần
- Amidan quá phát bít tắc hô hấp trên gây ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, có những cơn ngưng thở trong lúc ngủ, bất thường về phát âm, khó nuốt, chậm phát triển thể chất.
- Amidan chỉ to một bên kèm sưng hạch cổ cùng bên nghi ngờ ung thư amidan.
- Bệnh nhân có rối lọan đông cầm máu bẩm sinh
- Bệnh nhân nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ
- Bệnh nhân có bệnh mạn tính chưa điều trị ổn định: tiểu đường, lao, cường giáp, phụ nữ đang mang thai, có kinh nguyệt...
Thực tế, cắt amidan có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong do gây mê quá liều gây sốc, cắt không đúng kỹ thuật, cắt chạm mạch máu dẫn đến mất máu... Vì vậy, trước khi cắt bệnh nhân phải được làm các xét nghiệm rất kỹ về các chức năng gan, thận và đông máu để tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra.
Triệu chứng viêm amidan
- Sốt cao: thường sốt cao 39 - 40 độ. Cảm giác khô cổ, đau cổ, khó nuốt.
- Nhức đầu: thường nhức đầu vùng hai bên thái dương.
- Nghẹt mũi: thường xuất hiện chậm hơn so với sốt và nhức đầu.
- Chảy dịch hốc mũi: lúc đầu dịch nhày, trong, sau đó dịch đặc hơn, màu trắng hay vàng.
- Khám họng: hai amidan sưng đỏ, đôi khi có giả mạc trắng bám vào amidan.
- Xét nghiệm máu: thường bạch cầu tăng cao
Người bị viêm amidan muốn hết bệnh cần chú ý uống đủ nước để làm dịu cổ họng, tạo màng nhầy bảo vệ cổ họng. Đồng thời bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như rau củ, nước ép trái cây có nhiều vitamin A và C nhằm tăng sức đề kháng. Tránh các loại thực phẩm cay, nóng, quá lạnh, nhiều dầu mỡ gây tổn thương amidan trầm trọng, kích ứng cổ họng và xuất hiện nhiều đờm. Khi bị viêm amidan, vệ sinh càng phải được chú ý để tránh làm phát sinh vi khuẩn mới, tiêu diệt vi khuẩn trong ổ bệnh, rút ngắn quá trình điều trị.