Cảnh báo các dấu hiệu ung thư xương sớm cần đặc biệt chú ý

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Cảnh báo các dấu hiệu ung thư xương sớm cần đặc biệt chú ý
Ung thư xương không còn là căn bệnh hiếm. Nếu bạn phát hiện ra các dấu hiệu ung thư xương sớm như đau đớn, toàn thân mệt mỏi… cần nhanh chóng đến trung tâm y tế để được kiểm tra và điều trị.

Đa số người bệnh khi nhập viện đều được chẩn đoán ung thư xương ở giai đoạn nặng. Lúc này rất khó để sử dụng các phương pháp điều trị cũng như chữa bệnh triệt để. Bởi vậy, để bảo vệ sức khỏe của bản thân một cách tốt nhất bạn nên tìm hiểu ngay các dấu hiệu ung thư xương sớm trong bài viết này.

1. Cơn đau dữ dội

Một trong những dấu hiệu của ung thư nói chung và ung thư xương nói riêng chính là đau đớn. Khi bệnh mới phát sinh, ở giai giai đoạn, cơn đau chỉ dừng ở mức độ nhẹ và có tần suất không liên tục.

Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển xa hơn, cơn đau cũng từ đó mà tăng dần cường độ, tần suất và trở thành cơn đau cố định. Sự đau đớn này rất mơ hồ, bởi vậy rất khó để xác định khu vực cụ thể.

Thông thường, vào ban đêm, bệnh nhân sẽ cảm nhận được cơn đau dữ dội hơn so với ban ngày. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn làm suy kiệt sức khỏe của người bệnh, khiến sức đề kháng giảm sút, thường xuyên mệt mỏi, mất tỉnh táo. Dấu hiệu ung thư xương này thường dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh xương khớp thông thường.

2. Xương bị sưng và xuất hiện u cục

Chúng ta đều biết rằng, ung thư xương xuất phát từ các khối u ác tính hình thành nên. Bởi vậy, dấu hiệu sớm của ung thư xương chính là các khối u. Lúc này, ở các vùng, bạn dễ dàng nhận thấy những vị trí lồi lên so với người bình thường, khi sờ vào thấy xương bị biến dạng.

Bệnh càng tiến triển, khối u càng lớn hơn. Lúc này nó sưng và nhô hẳn lên bề mặt. Tuy nhiên cũng có một số khối u gây lõm bề mặt bất thường.

3. Rối loạn chức năng xương

Ung thư xương dẫn đến các triệu chứng rối loạn chức năng. Các dấu hiệu dễ nhận biết như đau đớn, sưng tấy hoặc việc cử động, di chuyển của vùng xương bị bệnh trở nên khó khăn. Thậm chí nếu để lâu, không chữa trị kịp thời sẽ gây ra triệu chứng teo cơ.

4. Cảm giác bị áp lực, chèn ép

Ở một số người ung thư xương phát triển ở khoang sọ hoặc khoang mũi. Lúc này khối u phình to gây nên sự chèn ép và áp lực cho não và mũi. Điều này khiến cho máu, không khí lưu thông chậm chạp và làm ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng hô hấp của người bệnh. Nếu bạn cảm thấy chóng mặt hay việc hít thở bị cản trợ, khó khăn, rất có thể đây là những dấu hiệu sớm cho thấy khối u đang phát triển.

Bên cạnh đó, khối u xương cũng có thể xuất hiện ở vùng xương chậu. Chúng tạo sức ép lên trực tràng, ruột và quàng bang. Bởi vậy, các dấu hiệu sớm cảnh báo người bệnh bị ung thư xương ở khu vực này như khó tiểu, tiểu tiện mất kiểm soát...

5. Cơ thể bị biến dạng

Khi các khối u ác tính phát triển lớn, nó sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chi, thậm chí là biến dạng, dị tật. Lúc này, bạn có thể nhận biết bệnh thông qua sự thay đổi của tay, chân thông qua kích thước hay các chi tiết bất thường khác. Đây là một trong những dấu hiệu ung thư xương thường gặp. 

6. Xương dễ bị gãy do tác động nhẹ

Việc tế bào ung thư xương phát triển khiến xương và mô trở nên yếu hơn. Do đó chỉ cần một tác động nhẹ cũng khiến cho bạn cảm thấy đau đớn và rất dễ gãy. Nếu trong quá trình vận động, chơi thể thao, bạn gặp phải dấu hiệu này cần đặc biệt chú ý. Bởi ngoài bệnh ung thư xương đây cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý khác liên quan đến xương.

7. Đau nhức toàn thân

Khối u xương phát triển, độc tố của nó sẽ khiến cho cơ thể yếu đi và thường xuyên mệt mỏi. Các dấu hiệu sớm của ung thư xương như toàn thân ê ẩm, mất ngủ, cơ thể khó chịu, xanh xao, sụt giảm cân… thậm chí là thiếu máu.

Theo các thông kê của Bộ y tế, phần lớn bệnh nhân ung thư xương khi nhập viện đều ở giai đoạn nặng. Bởi vậy việc trang bị cho mình những kiến thức về dấu hiệu ung thư xương sớm là rất cần thiết để bảo vệ bản thân và gia đình. Nếu bạn phát hiện những dấu hiệu bất thường kể trên, hãy nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế uy tín để xác định và chẩn đoán.


Tác giả: Nguyễn Thị An