Viêm tai ngoài (viêm khoang tai ngoài) là hiện tượng nhiễm trùng da ở khoang tai do vi khuẩn hay nấm gây ra. Bệnh viêm tai ngoài khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy và nghiêm trọng hơn có thể gây chảy mủ ở tai.
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm tai ngoài là do bệnh nhân bơi lội, sử dụng nguồn nước bẩn chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng gây bệnh như hồ bơi tập thể, sông, ao hồ, một số trường hợp bị nhiễm trùng do nấm gây ra.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây bệnh viêm tai ngoài như:
- Bị vật lạ rơi vào tai và mắc kẹt lâu ngày trong tai.
- Sử dụng tăm bông để vệ sinh tai nhưng vệ sinh quá mạnh làm tổn thương lớp da mỏng ở khoang tai.
- Gãi tai thường xuyên vô tình làm vi khuẩn ở móng tay, tay lây lan vào tai.
- Mắc bệnh về da như chàm hoặc vảy nến cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm tai ngoài.
Sử dụng tăm bông không đúng cách có thể làm tổn thương lớp da mỏng ở khoang tai (Ảnh: Internet)
- Đi bơi thường xuyên ở các hồ bơi tập thể
- Ống tai hẹp khiến lượng nước khó thoát ra ngoài làm tăng nguy cơ gây nhiễm trùng tai
- Vệ sinh tai quá sạch với tăm bông hay vật sắc nhọn
- Người có thính lực kém, sử dụng trợ thính thường xuyên
- Dị ứng với trang sức hay hóa chất làm tóc, keo xịt tóc
Khi mắc bệnh viêm tai ngoài sẽ có những biểu hiện, triệu chứng đặc trưng bạn có thể dễ dàng nhận biết như:
- Đột nhiên bị đau tai, tình trạng đau nghiêm trọng hơn khi kéo dái tai hoặc ấn vào tai
- Bị ngứa ở trong tai
- Nếu để ý bạn sẽ thấy cơ thể thi thoảng bị nóng ran, sốt nhẹ
- Tai bị chảy mủ
- Khả năng nghe kém, mất thính lực
- Xuất hiện cục u hay mụn nhọt trong tai gây đau tai, mụn nhọt bị vỡ có mủ bên trong và một chút máu
Khi bạn có những dấu hiệu kể trên nên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn hoặc đến trực tiếp phòng khám để kiểm tra và chẩn đoán, tìm phương pháp điều trị thích hợp.
Tai bị chảy mủ là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm tai ngoài (Ảnh: Internet)
Chẩn đoán viêm tai ngoài: Nếu như có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào bạn cần đi khám để bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán thông qua những dấu hiệu trên tai. Nghiêm trọng hơn sẽ cần lấy mẫu thử để xét nghiệm viêm tai ngoài do tác nhân nào gây ra để hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn.
Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc nhỏ để chữa bệnh viêm tai ngoài cho bệnh nhân trong vòng 10 đến 14 ngày. Một số người sẽ cần kết hợp điều trị thêm như:
- Sử dụng kháng sinh nếu như viêm tai ngoài lây lan sang và gây nhiễm trùng tai giữa.
- Sử dụng thuốc giảm ngứa và viêm (Corticosteroid)
- Sử dụng thuốc giảm đau với trường hợp bệnh nhân bị đau nhiều
- Dùng giấm nhỏ vào tai
- Chườm nước ấm để giảm đau
Lưu ý trong quá trình chữa bệnh hạn chế tối đa để nước rơi vào tai, những bệnh nhân bị bệnh viêm tai ngoài mãn tính thì thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn và cần khám thường xuyên để tránh các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình chữa bệnh.
Phát hiện và điều trị sớm viêm tai ngoài để hạn chế những biến chứng của bệnh (Ảnh: Internet)
Ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ bạn cần lưu ý một số thói quen trong sinh hoạt để kìm hãm sự phát triển của bệnh:
- Tránh để nước rớt vào tai thường xuyên, nên bịt kín lỗ tai hoặc đội mũ bơi khi đi bơi
- Nếu bị đau tai kéo dài nên tìm đến bác sĩ để kiểm tra sớm
- Sử dụng thuốc nhỏ tai theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ
- Khi uống thuốc chữa bệnh viêm tai ngoài mà không thấy đỡ hoặc bị đau nghiêm trọng hơn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để cải thiện tình trạng đau và tìm phương pháp điều trị thích hợp hơn.
- Khi bị đau, sốt sau khi điều trị viêm tai ngoài nên đến cơ sở y tế ngay để được thăm khám.
Những thông tin về bệnh viêm tai ngoài mà chúng tôi chia sẻ phần nào giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này. Vì vậy nếu như có bất kỳ biểu hiện bất thường nào bạn nên đi khám sớm để phát hiện và điều trị bệnh tránh tình trạng kéo dài sẽ khó chữa trị hơn.